Viết cho "Nhà báo" đểu Nguyễn Thanh Luận

Nhân dip khai bút đầu xuân 2018 tôi có vài dòng viết về cây bút Nguyễn Thanh Luận. Dự định viết về Nguyễn Thanh Luận tôi đã ấp ủ từ lâu, nhưng cứ băn khoăn vì không biết hiện tại anh có còn là nhà báo hay không nhưng thôi, tôi cứ gọi anh là “nhà báo” cho xứng tầm với “tài năng và nhiệt huyết” của anh. Đầu xuân năm mới tôi chúc anh mạnh khỏe và thành công trong lĩnh vực báo chí.
Chân dung "nhà báo" Nguyễn Thanh Luận
ảnh: Internet

         
Tài năng của nhà báo Nguyễn Thanh Luận!
          Nói về nhà báo Nguyễn Thanh Luận thì người dân vùng Cheo Reo nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung chẳng lạ gì vì bao nhiêu ngóc ngách, xó xỉnh, khu WC… ở khu vực này anh đều biết và được anh phơi bày lên mặt báo, vì bài phóng sự điều tra anh còn sẵn sàng đánh nhau, đổ máu để chống tiêu cực.. . Nguyễn Thanh Luận tài năng đến nỗi chẳng cơ quan báo chí nào có thể đủ tiền và uy tín để ký hợp đồng làm việc với  anh. Nên gần 40 tuổi đầu, với gần 20 năm kinh nghiệm mà anh vẫn lang thang đi làm cộng tác viên hết báo này đến báo khác, theo kiểu ai thuê gì làm nấy, ai bảo gì viết vậy, kể đời cũng bất công với anh thật.
Bẵng đi một thời gian tôi không thấy anh xuất hiện, rồi tình cờ tôi đọc trên báo người Hà Nội, tạp chí Làng Mới có đăng các bài viết của anh. Thời đại công nghệ thông tin có khác, các “lều báo” xuất hiện nhiều như Châu Chấu làm đám Thảo dân chúng tôi hoa hết cả mắt. Tôi mừng cho anh vì các bài báo của anh đã được đăng, trong các bài anh viết tôi rất tâm đắc với kỳ án anh đang điều tra về vụ việc "Xin chủ trương đầu tư vào nông nghiệp lại nhận quả đắng" viết về ông Trần Văn Nhân ở Phú Thiện, Gia Lai”. Tôi thấy anh viết hay lắm, sắc xảo lắm, anh nghĩ ra vụ việc và sâu chuỗi chúng lại một cách chân thực lắm, anh dám nói lên một vụ việc mà ai đúng ai sai đã rõ như ban ngày, vậy mà anh vẫn viết được thì tôi cũng xin bái phục anh đấy. Tôi tiếc cho anh thật nếu phóng sự đó mà lều báo “Người Hà Nội” đem đi dự thi kiểu gì cũng đc giải báo chí cách mạng năm 2017.



Vụ việc đã được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định
 của pháp luật và được người dân ủng hộ, việc ông Nhân khiếu kiện là không có căn cứ.
Đau lắm phải không anh, ĐCM ông Nhân lừa anh quả đau thật, là một nhà báo tài năng như anh mới viết xong mà tổng biên tập đã bắt gỡ xuống vì phản ứng của dư luận thì đau thật, thôi... “dân gian” mà anh, cái xã hội này phức tạp vậy đó, trăng đen lẫn lỗn. Nói cho nó vuông 1 câu:  Ông Nhân không thuê dân làm báo như anh viết những “tác phẩm” như thế thì anh lấy gì mà đớp.
ảnh: Facebook Nguyễn Thanh Luận

          Một nhà báo có tâm có tầm như anh chắc phải đau lòng lắm khi nhà báo bẻ cong ngòi bút, nhận hối lộ ở Yên Bái, bị công an bắt quả tang. Chẳng thế mà anh đã thốt lên (qua FB)rằng: "Cháy nhà mới ra mặt chuột, đĩ bút với tham quan".
nguồn: Internet

Quay lại vụ anh bị đánh ở Phú Thiện năm 2014, ông Võ Quốc Trung nguyên trưởng BQL dự án đánh anh là sai rồi. Sau vụ đó đời ông Trung cũng đã lên bờ xuống ruộng vì dám đánh "một nhà báo chân chính" như anh. Cả xã hội bất bình thay anh, các chiến hữu của anh ra sức than khóc trên một số báo lá cải để dắt mũi dư luận đòi công lý cho anh với các tít giật gân: Từ chối nhận phong bì, phóng viên bị đánh phải nhập viện?. Nhưng họ có ngờ đâu, họ đã bị cú lừa thế kỷ, Nguyễn Thanh Luận đéo phải nhà báo nhà biếc nào cả, mà cũng đúng thật, đến cộng tác viên cho các mấy lều báo lá cải anh còn không được làm thì tôi biết năng lực trình độ của anh đến cỡ nào rồi. (Trao đổi với lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, ông Nguyễn Văn Bình- Tổng Biên tập Báo Thanh tra- khẳng định: Người có tên là Nguyễn Thanh Luận không phải là phóng viên của Báo Thanh tra như một số báo điện tử đã đưa tin. Trước đó, ông Nguyễn Thanh Luận có xin vào làm viêc tại văn phòng đại diện của Báo Thanh tra khu vực phía Nam, nhưng qua thời gian thử việc 1 tháng, ông Nguyễn Thanh Luận đã không được chấp nhận. Báo Thanh tra hiện không có cộng tác viên nào tên là Nguyễn Thanh Luận. Hơn nữa, Báo Thanh tra chỉ có cộng tác viên kinh tế báo chí chứ không có cộng tác viên về nghiệp vụ).
        Đến đây thì tôi chịu mẹ nó rồi, nói anh đừng buồn, Nguyễn Thanh Luận ơi anh là người không có liên sỉ. Anh dám mở miệng ra chê bai người ta là "đĩ bút", vậy anh là cái loại "đĩ" gì hả anh? Cảm ơn ông Võ Quốc Trung, ông đã cho cả thế giới biết về bộ mặt thật của tay nhà báo đểu Nguyễn Thanh Luận.
         Tôi đang băn khoăn vụ anh giả danh nhà báo để lừa đảo đã rõ như ban ngày, vậy  mà đến tận bây giờ cơ quan chức năng chưa có kết luận để công khai cho bàn dân thiên hạ biết nhỉ? Nghe nói phía công an họ mời anh nhiều lần nhưng anh cứ trốn chui trốn lủi, “nhà báo cách mạng” thời nay lạ thật, luôn kêu gọi thượng tôn pháp luật, còn mình thì sống ngoài vòng pháp luật.
          Khốn nạn như Nguyễn Thanh Luận
          Lâu không gặp anh, tôi cũng rất ngạc nhiên khi anh tham gia thêm hoạt động từ thiện, cũng phải thôi người “tài năng, nhiệt huyết” như anh nên tìm một vị trí xứng đáng trong xã hội...... Mà lạ thật chả hiểu tại sao dạo này lắm nhà hoạt động từ thiện đến thế, người người từ thiện, nhà nhà từ thiện, Các tour du lich từ thiện vùng cao mọc lên như nấm sau mưa mang theo hàng hóa rất đa dạng từ chổi cùn, ghẻ rách, đến băng vệ sinh…. Nói điều này tôi không cố ý xúc phạm những nhà từ thiện chân chính, nhưng không thể phủ nhận có những kẻ mang danh nhà từ thiện để trục lợi.
Nguyễn Thanh Luận luôn tỏ ra là người nhiệt tình trong các hoạt động từ thiện để...
Trong đó các nhân vật điển hình là“MC”  làm nghề quảng cáo mì tôm, băng bịt bướm (MC Phan Anh) chuyên chờ lũ đến để “đớp” từ thiện. Không dám chắc nhưng tôi tin anh cũng thuộc loại này vì cỡ như anh thì từ thiện đéo gì. Bản chất lừa đảo của anh làm sao thay đổi được, chẳng qua đói quá làm liều. Mấy bà con vùng sâu vùng xa họ khổ quá rồi xin anh đừng lấy họ ra làm công cụ để kiếm tiền nữa anh Thanh Luận ạ!
Những bài viết của anh (Nguyễn Thanh Luận) về chống tham nhũng tiêu cực cũng đáng hoan nghênh lắm vì anh đã góp tiếng nói vào công cuộc chống tham nhũng của Đảng, nhà nước. Nhưng cách anh  đăng đàn trên FB của mình để bênh vực, bảo vệ cho đám phản động Việt Tân và đám phản động trong hội “Dân oan” thì quả thực anh khốn nạn, rác rưởi hơn tôi tưởng.
ảnh: FB Nguyễn Thanh Luận
           Anh không bị mù, bị điếc không bị tâm thần, nên tôi nghĩ anh thừa biết cái đám người do thằng Linh mục Nguyễn Đình Thục ở Nghệ An cầm đầu là đám phản động chống Đảng, chống nhà nước do bọn Việt Tân và bọn cờ vàng ba que giật giây. Còn con đĩ Cấn Thị Thêu một con rối trong hội Dân oan được bọn phản động bên ngoài tài trợ xúi giục kích động gây rối.
ảnh: FB Nguyễn Thanh Luận
           Vậy tại sao anh lại đi bênh vực số này? Hay chính anh là đồng bọn của lũ Việt Tân, đã bị đám Việt Tân, lũ cờ vàng lôi kéo nên đã quay ngòi bút lại để cắn chế độ.

ảnh: FB Nguyễn Thanh Luận
Nếu không như vậy thì anh sẽ không đăng trên FB hình ảnh này.
ảnh: FB Nguyễn Thanh Luận
           Đến đây thì tôi không thể kìm chế nổi, chửi phát cho bõ tức:  ĐCM thằng nhà báo đểu Nguyễn Thanh Luận, mày là đồ bỉ ổi, đồ súc vật. Lá cờ thiêng liêng của tổ quốc đã thấm đẫm bao nhiêu là máu và nước mắt của người dân Việt Nam mà mày có thể đem ra xúc phạm như vậy được sao…May mà ở Gia Lai chưa có thành viên của hội Cờ Đỏ không thì chắc bây giờ mày đã SML rồi.
           Hành vi này đã có dấu hiệu phạm vào Điều 276 Bộ luật hình sự (Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.) đề nghị cơ quan Công an xử lý tên này để thể hiện sự tôn nghiêm của pháp luật.
            Thôi năm mới, tôi chỉ gửi anh mấy lời vậy thôi, tôi nghĩ anh nên trở về với bộ mặt thật của mình đi, đừng sống đạo đức giả nữa. Mà nói thật, với tài năng cộng với sự khốn nạn của anh thì sắp tới những người yêu nước, cơ quan bảo vệ pháp luật họ cũng đéo để cho anh yên đâu. Chào anh!

Tác giả: Sùng A Phèo

Ký ức đau thương tháng 2/1979: Quân xâm lược Trung Quốc thảm sát man rợ ở Tổng Chúp

Ký ức đau thương tháng 2/1979: Quân xâm lược Trung Quốc thảm sát man rợ ở Tổng Chúp
 Gần 40 năm sau vụ thảm sát man rợ của những tên lính xâm lược ô hợp Trung Quốc ở Tổng Chúp (Cao Bằng), những ký ức đau thương vẫn còn nguyên trong tâm trí người từng chứng kiến. 
Nước mắt tháng 2 
Dường như năm nào cũng vậy, cứ đến sáng 17/2, ông Nông Văn Bàn ở xã Đức Long (Hòa An, Cao Bằng) lại mang chai rượu, ít hoa quả, sang vách núi cách nhà mình không xa lắm, đặt xuống và ngồi lặng lẽ.
Ký ức đau thương tháng 2/1979: Quân xâm lược Trung Quốc thảm sát man rợ ở Tổng Chúp
Hình ảnh thị xã Cao Bằng bị quân Trung Quốc bắn phá
 tan hoang (Ảnh tư liệu: Trần Mạnh Thường)


Chỗ ngồi của ông Bàn giờ đây chỉ còn là đám lách um tùm. Nhưng 39 năm về trước, đó là tổ ấm của cả gia đình ông bao gồm cả bố mẹ, các em. Buổi sáng định mệnh ấy đã lấy đi tất cả, chỉ còn mỗi mình ông sống đơn độc trên đời. “Năm đó, tôi đi bộ đội đóng ở Quảng Ninh, chỉ nghe là sáng 17/2/1979, quân Trung Quốc ồ ạt đánh qua cửa khẩu Đức Long, biết rằng nhà mình nằm trong vòng vây của giặc, nhưng làm sao tôi có thể mọc cánh mà bay về được”, ông Bàn nghẹn ngào. 


 Lúc tìm về thì ngôi nhà cũ chỉ còn là đống gạch vụn vỡ nát. Hỏi ra ônBàn mới biết, chỉ mới ngay loạt pháo đầu tiên của quân Trung Quốc bắn sang,  viên đạn đã trúng căn nhà ông, không ai thoát chết. 
Nhà trẻ thị xã Cao Bằng chỉ còn là đống đổ nát.
 (Ảnh tư liệu: Trần Mạnh Thường)
Xã Đức Long vốn nằm ngay sát biên giới Việt - Trung, nên khi quân lược bất ngờ tràn qua, chỉ có mấy người kịp chạy. Lúc chúng rút đi hết, những ai còn sống sót tìm về thì thấy làng bản gần như chả còn gì. Lính Trung Quốc đánh sang Việt Nam đã dùng chính sách "3 diệt" để khủng bố, đó là giết những cán bộ nhà nước, những người già, trẻ em không kịp chạy trốn, hay thả thuốc độc xuống nguồn nước. Mục đích của chúng là không để cho bất cứ ai có thể quay trở về biên giới sinh sống như trước. Chỉ có một mó nước cuối bản là không bị bỏ thuốc độc, nhưng cũng bị quân xâm lược đẩy cái cối giã gạo bằng đá to lăn xuống đè ngay mạch nước nguồn. Đợt ấy, ông Bàn cùng với những người còn sống sót quay trở về, dùng xà beng hì hục cạy mãi cái cối đá mới hở ra chút. Nước chảy, nhưng có mùi lạ, mọi người mới kinh hoàng phát hiện dưới cái cối xay có một xác người. Có lẽ, gặp lúc hết thuốc độc để rải xuống khi phát hiện cái mó nước, nên chúng đã tiêu diệt nguồn nước của dân bản bằng cái phương pháp ghê rợn ấy.


 Trâu bò bị giết dọc đường quân Trung Quốc đi qua.
(Ảnh tư liệu: Trần Mạnh Thường)

Nỗi đau ở Tổng Chúp 

Tổng Chúp (xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng) giờ là khu vực rậm rạp, không có đường vào, phải băng qua 2 con suối cùng vô số lau lách, hoang vắng lắm. Thế mà cứ vào những ngày này tháng 2, lại có một người đàn ông thỉnh thoảng tìm đến, ngồi thẫn thờ trước tấm bia rêu phong đề dòng chữ: “Vụ thảm sát tại Tổng Chúp, xã Hưng Đạo huyện Hòa An. Quân Trung Quốc xâm lược dùng cọc tre, búa bổ củi đập chết 43 phụ nữ và trẻ em quăng xuống giếng nước”. 


Xác xe tăng Trung Quốc bị bắn gục tại bản Sẩy, Hòa An, 
Cao Bằng. (Ảnh tư liệu: Trần Mạnh Thường)
39 năm trước, bà Tô Thị Yến - mẹ của ông Đinh Ngọc Tinh (khu Đức Chính, xã Hưng Đạo) cũng hòa lẫn trong đám người chạy loạn khi quân Trung Quốc đánh tới TP Cao Bằng. Bà Yến chạy cùng với nhóm công nhân trại lợn Đức Chính. Nhưng nghe kể lại là chạy đến cây số 5 thì đã gặp phải tốp lính Tàu. Chúng không bắn mà trói nghiến tất cả lại, giải về Tổng Chúp. Hết chiến tranh, ông Tinh trở về thì mới hay mẹ mình là nạn nhân đầu tiên của vụ thảm sát khủng khiếp 43 người đó. Bà Yến được vớt lên khỏi giếng cổ trong tình trạng bị bịt mắt, trói tay, bị gậy tre quân bành trướng đập thẳng vào đầu. Cũng những ngày tháng 2/1979, bà Nông Thị Dén ở thị trấn Đông Khê (Thạch An, Cao Bằng) chỉ biết ôm lấy đứa con cắm đầu cắm cổ chạy loạn khi pháo địch cứ câu sang “như bom Mỹ rải thảm”, rồi lính Trung Quốc tràn ngập thị trấn. Đêm đến, dù đói khát, rét mướt và lo sợ, mọi người vẫn trốn, bấm tay nhau ra hiệu đi thật khẽ, cố tìm đường đi sâu vào nội địa. Đúng lúc đấy thì đứa con trai mới 2 tháng tuổi lại ọ ọe, bà Dén loay hoay tìm mọi cách để nó không khóc nữa, nhưng đành chịu. Từ trong bản gần đó, quân địch có vẻ như nghe thấy tiếng trẻ con khóc, chúng ngừng nói để nghe ngóng. Hết cách, bà Dén đành bịt chặt mồm và mũi của thằng bé để nó không phát ra tiếng kêu nữa. Thằng bé dãy dụa, bà cố ôm chặt con và đi thật nhanh để vượt qua bản với hy vọng con mình không bị ngạt. Qua được bản thì đứa bé đã nhũn, nó mới được 2 tháng tuổi làm sao chịu đựng được. Trong đêm tối, bà Dén ôm chặt lấy con mà không nấc lên được tiếng nào, đoàn người vẫn lặng lẽ bước đi. Một ngôi mộ cỏn con được đắp vội bên đường. 
Tổng lực lượng phòng thủ của Việt Nam trên toàn tuyến biên giới
lúc này khoảng 50.000 quân, chủ yếu bộ đội địa phương, công an
 vũ trang và dân quân tự vệ. (Ảnh tư liệu: Trần Mạnh Thường) 
Ký ức vẫn còn nguyên vẹn 
“Tại sao lại có chiến tranh, chúng tôi chỉ là dân thôi mà, sao họ lại giết chóc như thế?”, với bà Nông Thị Nương (Trùng Khánh, Cao Bằng),17/2 năm đó, lúc Trung Quốc bắn pháo sang, bà mới 15 tuổi, nhờ chạy vào khu rừng gần đó nên thoát chết. Nhà cửa, đồ đạc vẫn còn để nguyên như vậy, trong chuồng lợn gà vẫn ủn ỉn, chú chó và con mèo vẫn nằm trông nhà mà không biết là sẽ phải xa chủ mãi mãi. Với những người đã trải qua ký ức kinh hoàng gần 40 năm trước, thì ký ức ngày 17/2/1979, chiến tranh đồng nghĩa với tàn phá, với đau thương mất mát, là cảnh quân địch tràn vào và đốt hết, giết hết, sạch sẽ từng ngôi nhà. Lúc về tới TP Cao Bằng, mọi người cứ tưởng bình yên nên tụ tập lại, bàn tính sẽ kéo về Bắc Kạn lánh nạn, chờ tình hình yên ổn mới trở về nhà. Ai ngờ đoàn người mới đi được một quãng thì lại rơi vào bẫy phục kích. Lính Trung Quốc cứ thế lia thẳng đạn vào đám đông, kèm theo những thi thể đổ gục xuống như cây chuối. Tất cả bỗng chốc tán loạn, bà Nương cắm đầu cắm cổ chạy cho đến khi người thân trong gia đình không còn ai bên cạnh mình. Bà sống sót nhờ chui sâu vào trong hang đá chỗ đèo Tài Hồ Sìn.


 Ngày ngồi im trong hang, đêm mò ra hái lá rừng, đào củ sắn, củ mài. Mãi cho đến khi nghe quân Trung Quốc rút, bà mới tìm về, thì bản làng của bà chỉ còn là đống ngổn ngang, vết cháy xém cùng xác người vương vãi khắp nơi. Và còn nhiều trường hợp như và Nương nữa. Với những người đã trải qua ký ức kinh hoàng gần 40 năm trước, thì ký ức ngày 17/2/1979, chiến tranh đồng nghĩa với tàn phá, với đau thương mất mát, là cảnh quân địch tràn vào và đốt hết, giết hết, sạch sẽ từng ngôi nhà. Chúng ốp mìn nổ tung từng cột điện, rồi sục sạo khắp nơi. Những xác người cháy đen, những tiếng khóc la ai oán vang lên khắp nơi. Giờ hòa bình trở lại, hận thù đã cởi bỏ, họ chỉ mong một cuộc sống yên ổn, không bao giờ tái diễn một sự việc đau buồn như thế nữa. “Ngày 5/3, Bắc Kinh tuyên bố đã thực hiện được mục tiêu ban đầu đề ra và rút quân. Vậy mục tiêu ban đầu của chúng là gì? Nếu ngon ăn thì tại sao không thể tiến qua nổi đèo Tài Hồ Sìn, thẳng xuống hướng nam luôn?”, ông Nguyễn Văn Dịch, năm nay đã 80 tuổi (xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng) tự đặt câu hỏi.


 Chị Nông Thị Ty, người dân thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo còn
sống sót sau trận càn quét của quân Trung Quốc trả lời nhà báo
 Tiệp Khắc. Tại thôn này, 43 dân thường gồm người già, trẻ em,
phụ nữ mang thai bị giết hại. (Ảnh tư liệu: Trần Mạnh Thường) 
Lúc quân Trung Quốc sang xâm lược, ông Dịch cũng là dân quân, nhưng súng đạn chả có nhiều, chỉ biết đánh du kích, may mắn thần kỳ mới giúp ông thoát chết và chứng kiến những tội ác khủng khiếp ấy. Ông Dịch vẫn luôn chờ mong sự xuất hiện của bộ đội chính quy Việt Nam Cho đến lúc hết sạch cả súng đạn, quân địch tràn ngập Cao Bằng, đông như kiến cỏ, không còn cách nào khác, ông Dịch mới tìm đường chạy về Bắc Kạn. Đầu tháng 3, ông cùng những người chạy loạn mới lần đầu tiên được thấy bộ đội chính quy “xịn” hành quân ra chiến trường, lên thẳng hướng bắc. “Thật hùng dũng, anh nào anh nấy trông thật phong sương từng trải, áo rằn ri, súng đạn đeo đầy người… rồi từng đoàn xe kéo pháo chạy qua mà cách xa hàng mấy km đã nghe tiếng gầm của chiến xa kéo pháo. Tôi cũng mang máng thấy nói là kéo cả pháo 175mm và pháo 105mm, rồi xe tăng chạy trực tiếp lên tuyến trên, xích sắt nghiền nát cả mặt đường... Lúc đó mọi người đều khẳng định, bọn Tàu biết ta đem quân tinh nhuệ vừa đánh cho Pôn Pốt phải chạy re kèn sang Thái Lan, ra Bắc để quyết dạy lại cho chúng một bài học, nên phải vội vã ra lệnh rút quân, chứ không thì còn nhiều ma bành trướng phải vơ vẩn trên đất Việt Nam nữa”, ông Dịch tâm sự. Quân Trung Quốc rút, Cao Bằng chẳng còn lại gì ngoài những đống đổ nát. Chiến tranh đã qua, cuộc sống mới có nhiều thay đổi, đã yên bình được 38 năm. Ở mảnh đất phên dậu này, có những con người mới chuyển đến. Có thể họ không biết hay không còn nhớ nhiều đến những ngày kinh hoàng 38 năm trước. Nhưng khi chúng tôi đi dọc miền biên viễn này, vẫn không thiếu những cơn đau, những tiếng thở dài hay những giọt nước mắt khi nhắc đến ký ức tháng 2. Có những căn nhà nhỏ chưa bao giờ có được bữa cơm trọn vẹn. Chiến tranh đã lùi xa từ lâu, gần 40 năm nhưng nỗi đau vẫn còn nguyên vẹn đó.


Link nguồn: https://nl.hideproxy.me/go.php?u=ScXpXU1ybN4kc2vAgX5FoepWgJQm20zpUDdHEAcyVLg%2FmwBZ6H6hu%2BXMKCzstuDwPxMMkhEhEdxhCyHxEtXpvt3ezzBxnU%2Bb&b=5