NGƯỜI THẬT VIỆC THẬT: TÂM SỰ CỦA MỘT VIỆT KIỀU NGƯỜI THƯỢNG VỀ THĂM QUÊ HƯƠNG CHEO REO

Nhiều Việt kiều ở Mỹ trở về Gia Lai thăm thân đã lên án mạnh mẽ hành vi lừa dối, trục lợi của Ksor Kơk và tay chân của y ở Mỹ. Đồng thời cảnh báo người dân không tin, không nghe FULRO vượt biên trái phép.
Được trở về thăm quê hương vào dịp giáp Tết, vợ chồng ông Siu Tel mừng vui khi quê hương đổi mới, giàu đẹp.

Những ngày cuối năm, sau 6 năm tha phương, vợ chồng ông Siu Tel, Việt kiều ở Mỹ mới có dịp về thăm thân ở tổ 18, thị trấn Phú Thiện, Gia Lai. Năm 2001, Siu Tel tham gia hoạt động FULRO và phải trả giá bằng 5 năm về tội gây rối trật tự công cộng. Mãn hạn tù được 4 năm, Siu Tel đưa vợ và 2 con sang Mỹ, để lại 4 người con ở quê nhà.


Hiện nay, gia đình ông sống ở Bắc Carolina bằng đồng lương làm thuê cho một công ty công trình đô thị. Vợ ông không xin được việc làm. Cuộc sống vất vả, khổ cực khiến ông sớm nhận ra luận điệu xúi giục và những lời hứa hẹn của Ksor Kơk chỉ là lừa dối để phục vụ lợi ích cá nhân của y.

Ông Siu Tel cho biết, những người bên đó ai theo Kơk mà chưa có việc thì đóng cho Kơk 300$ mỗi tháng, ai có việc thì từ 1000$ trở lên để nó mua xe, làm nhà bên đó, tiền bạc tham ô. Nhưng những người nghe nó, không bảo lãnh được con, không mua được nhà, vì nó đã lấy tiền những người đó đóng góp để xây dựng cho gia đình nó, mua xe đẹp.   
ông Siu Tel đã tình nguyện đến chia sẻ với hơn 600 lượt người dân về cuộc sống khó khăn ở Mỹ, vạch trần bản chất và âm mưu thâm độc của Ksor Kơk và FULRO lưu vong để bà con không tin, không nghe chúng lừa phỉnh và hiểu được không đâu bằng quê hương mình. (Nguồn: ANTV)


Ông Siu Tel thẳng thắn chia sẻ mình và rất nhiều người khác từ lâu đã không tham gia vào tổ chức FULRO lưu vong ở Mỹ do Kơk cầm đầu, chỉ tập trung làm ăn lo cho gia đình. Ông cũng chứng kiến cảnh nhiều nhiều kiều bào thất nghiệp, sống lay lắt nên dù rất muốn về Việt Nam, họ cũng không thể sum họp gia đình dù chỉ một lần.

 Ông Siu Tel, cho biết, chúng tôi bên đó tự làm công ty để sinh sống. Số người theo Kơk cũng làm công ty thôi, lấy số tiền đó nộp cho Kơk chứ chúng tôi thì làm ra sản phẩm, tiền đem về cho vợ con chứ không nộp cho Kơk.

Được trở về thăm quê hương vào dịp giáp Tết, vợ chồng ông Siu Tel mừng vui khi quê hương đổi mới, giàu đẹp. Trẻ em được đến trường, đường đi được bê tông hóa. 4 người con đã có cuộc sống ổn định, những đứa trẻ được vui vầy bên cha mẹ, không phải chịu cảnh chia cắt như ông bà.

Tại các buổi phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, kiểm điểm các đối tượng tổ chức các hoạt động lừa phỉnh, dụ dỗ người vượt biên trái phép ở huyện Phú Thiện diễn ra vào cuối tháng 12-2015 và đầu tháng 1-2016, ông Siu Tel đã tình nguyện đến chia sẻ với hơn 600 lượt người dân về cuộc sống khó khăn ở Mỹ, vạch trần bản chất và âm mưu thâm độc của Ksor Kơk và FULRO lưu vong để bà con không tin, không nghe chúng lừa phỉnh và hiểu được không đâu bằng quê hương mình. 

Già làng Siu Weng, làng Plei Kmek, Phú Thiện, Gia Laicho biết, ông Tel về quê thực lòng khuyên bà con không nghe theo FULRO vượt biên trái phép. Bà con nghe vậy thì biết rõ từ trước giờ Ksor Kơk chỉ lừa phỉnh dân mình, lợi dụng chống phá đại đoàn kết, chống phá Đảng, Nhà nước mình.

Thời gian qua, được sự khoan hồng của Đảng, Nhà nước và sự tha thứ của buôn làng, những người bỏ gia đình, buôn làng đi tìm “Miền đất hứa” năm xưa đã trở về thăm quê hương sau nhiều năm lạc lối. Họ có điểm chung là đều trải qua cuộc sống cực khổ ở xứ người và đều tha thiết hướng về quê hương.

Có thể thấy, bản chất phản động, lừa dối của Ksor Kơk ngày càng lộ rõ qua góc nhìn từ những Việt Kiều từng bị Kơk lừa. Và nước Mỹ không phải là thiên đường với cuộc sống “không làm mà vẫn có ăn” như một số người đang tưởng tượng. Đây cũng là lời cảnh báo, thức tỉnh người dân chớ tin luận điệu xuyên tạc, lừa phỉnh của FULRO lưu vong, ôm mộng đổi đời ở “miền đất hứa” để rồi chuốc lấy hậu quả đáng tiếc cho bản thân và gia đình.
                                                              Pơ Tao Apui/ Nguồn : Tổng hợp từ Internet

Sự thật về "Tin lành Đêga" hay "Nhà nước Đêga tự trị" ở Tây Nguyên!

Đạo Tin lành là một trong các tôn giáo ở Việt Nam, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận hiện nay đạo Tin lành có hai giáo hội: Tổng hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam(miền Nam).
Theo Tổng Liên hội, đến tháng 4 năm 2001, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) có 366.093 tín hữu, đang sinh hoạt tại 898 hội thánh cơ sở từ Quảng Trị đến Cà Mau. Ở Tây Nguyên, Ban Trị sự Tổng Liên hội đang nhận được sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, ổn định dần sinh hoạt của các Hội thánh. Ngày 4 tháng 9 năm 2002, Ban Trị sự Tổng Liên hội đã tổ chức trọng thể lễ phong hai mục sư thuộc hội thánh cơ sở ở tỉnh Gia Lai là Sin Y Kim, dân tộc Jơ Rai và Úy, dân tộc Bana.
Đạo Tin lành được công nhận và sinh hoạt hợp pháp. (nguồn Internet)

Thế nhưng từ lâu trên vùng đất đỏ giàu có và nên thơ này vẫn còn những bóng đen với âm mưu chia rẽ khối đoàn kết của cộng đồng các dân tộc và đức tin của tín hữu Tin lành. Số là từ những năm 50 của thế kỷ XX, người Pháp đã tổ chức hỗ trợ tổ chức Bajaraka gồm một số phần tử cực đoan trong các dân tộc Bana, Jơrai, Êđê, Chăm…hình thành một nhà nước riêng. Sau khi phá hoại Hiệp định Geneve, người Mỹ vừa ủng hộ chính phủ thân Mỹ ở Sài Gòn, vừa bí mật nuôi dưỡng tổ chức Fulro (Mặt trận thống nhất đấu tranh của các dân tộc bị áp bức) và dần dần biến Fulro thành một đội quân đánh thuê với số quân có lúc lên đến 25.000 người trong đó có một số người là tín hữu, truyền đạo, mục sư Tin lành người dân tộc lầm lỡ đi theo. Từ khi Việt Nam giành độc lập, thống nhất thì lực lượng Fulro cấu kết với tàn quân ngụy Sài Gòn, có lúc phối hợp với quân Pol Pot, sau nhiều năm gieo rắc đau thương cho đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên đã bị xóa sổ, nhiều người nhận ra sai lầm được Nhà nước cho hưởng chính sách khoan hồng, đoàn tụ với gia đình cộng đồng, xây dựng cuộc sống mới no ấm.


lực lượng Fulro cũ (nguồn Internet)

Cuối năm 1992, một số tên đầu hàng UNTAC trên đất Campuchia và được người Mỹ cho định cư ở bang Bắc Carolina. Cuối năm 1999, “Nhà nước Đêga” với tổng thống và 5 bộ được công bố, đó là nhà nước của một “quốc gia hư vô”, không dân, không đất. Cùng tồn tại với nhóm tàn quân Fulro và các tổ chức khác của đồng bào Thượng ở bang Bắc Carolina còn có 5 chi hội và các nhà thờ của “Tin lành Đêga”. Mặc dù “tin nhận Đức Chúa trời ba ngôi” nhưng “Tin lành Đêga” đồng sàng với “Nhà nước Đêga”. Thực chất họ là một trong những tên lính xung kích đội lốt tôn giáo, dân tộc, là tay sai của các thế lực thù địch với Việt Nam ở nước ngoài. Nhiều tín đồ, mục sư truyền đạo của “Tin lành Đêga” tham gia “Nhà nước Đêga tự trị” trong cuộc gây rối vào tháng 2 năm 2001, tại Đắc Lắc có 927/1.093 người tham gia vốn là tín đồ của tổ chức đội lốt tôn giáo là “Tin lành Đêga”. Tổng liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đã tỏ rõ thái độ với “Tin lành Đêga”: “… Ban Trị sự Tổng Liên hội khẳng định rằng trong Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) không hề có một tổ chức nào gọi là “Tin lành Đêga” cả. Vì vậy, bất cứ ai đến với Hội thánh mà không qua Ban Trị sự Tổng liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) và nói đến những điều gì không phù hợp với tổ chức, tín lý của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đều là những người có ý đồ chia rẽ, gây mất đoàn kết và tạo ra sự rối loạn cho tổ chức giáo hội và sự an bình của xã hội…” (Thư của Tổng liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) ngày 5/4/2001)
Nhiều tín đồ, mục sư truyền đạo của “Tin lành Đêga” tham gia “Nhà nước Đêga tự trị” trong cuộc gây rối vào  năm 2001, 2004

Trên đất Mỹ, “Nhà nước Đêga tự trị” và “Tin lành Đêga” vừa vận động các thế lực thù địch ở nước Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu, vu cáo Nhà nước Việt Nam “đàn áp tôn giáo”, phân biệt đối xử với các dân tộc… vừa quyên góp tiền của chi viện cho những hoạt động phá hoại ở Tây Nguyên, chúng tuyên truyền, dụ dỗ một bộ phận đồng bào vượt biên giới sang Campuchia hòng tạo ra một vùng lãnh thổ của Đêga và có dân chúng để kêu gọi sự can thiệp của các lực lượng quốc tế. Trong lúc đó, vào tháng 9/2002, Ksor Kok, ” Tổng thống Nhà nước Đêga tự trị” và AmaChăm, Hội trưởng Hội thánh Tin lành Đêga kiêm Phó tỉnh trưởng Gia Lai “trong hoang tưởng” đã tiếp tục lừa phỉnh các dân tộc thiểu số Tây nguyên bằng “thư kêu gọi” và “bảy yêu sách” để tạo ra sự bất ổn ở khu vực này, cùng với bộ khung tổ chức “Nhà nước Đêga” kích động, lôi kéo, o ép những người dân tộc thiểu số vốn thật thà, chất phác, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đi ngược lại đường hướng “sống Phúc âm, phụng sự Thiên chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc” của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam).
Nhà nước Việt Nam đã và đang với mọi nỗ lực, khả năng hiện có kiên trì thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách tự do tín ngưỡng tôn giáo, ra sức phát triển kinh tế, xã hội và cải thiện đời sống vật chất tinh thần của đồng bào Tây nguyên.
Một Tây nguyên thanh bình, no ấm hôm nay và ngày mai sẽ chôn vùi mọi âm mưu, thủ đoạn của bất kỳ thế lực thù địch nào. Người Kinh, người Thượng chân thành chào đón những cá nhân, tổ chức ở nước ngoài đến Tây nguyên để khám phá, hợp tác cùng phát triển./.
các dân tộc Việt Nam đoàn kết cùng phát triển (Nguồn Internet)

                                                                                Pơ Tao Apui/ Theo FB:  Ngọc Anh Trần

Khởi tố nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh

Cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh bị Cơ quan điều tra xác định liên quan đến đường dây đánh bạc ngàn tỉ có bàn tay "bảo kê" của cán bộ ngành Công an, gây rúng động dư luận thời gian qua.
Khởi tố nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh
Trung tướng Phan Văn Vĩnh - Ảnh: Tư liệu
 Ngày 06/4, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Phan Văn Vĩnh - cựu Trung tướng, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an để điều tra hành vi liên quan đến đường dây đánh bạc xuyên quốc gia với số tiền lên tới hàng ngàn tỉ đồng.

Ông Vĩnh bị khởi tố theo Điều 356, Bộ luật Hình sự với tội danh "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Các quyết định và lệnh trên đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ phê chuẩn.

Trước đó, Công an Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh thành.

Căn cứ kết quả điều tra vụ án, có đủ căn cứ xác định, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can ông Phan Văn Vĩnh.

Trước khi bị khởi tố ông Vĩnh có cấp bậc Trung tướng.
Liên quan đến vụ án này, ngày 11/3 Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Thanh Hóa, nguyên cục trưởng Cục Cảnh sát công nghệ cao để điều tra về tội "Tổ chức đánh bạc" quy định tại khoản 2, Điều 249 - Bộ luật Hình sự năm 1999.

Dù là Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, tuy nhiên khi phát hiện sai phạm ông Hóa lại không ngăn chặn, xử lý mà còn tiếp tay, "bảo kê" cho đường dây đánh bạc này. 

Vì vậy đường dây đánh bạc với quy mô lớn nhưng hoạt động một thời gian dài mới bị phát hiện và "đánh sập".

Hai bị can cầm đầu đường dây này là Nguyễn Văn Dương (khi đó là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao - CNC) và ông Phan Sào Nam (nguyên chủ tịch HĐQT VTC Online).

Đến nay cơ quan điều tra đã làm rõ ông Phan Sào Nam là người cung cấp phần mềm, bản quyền cổng game điện tử cho ông Nguyễn Văn Dương. Bị can Dương có vai trò điều hành 2 cổng game điện tử có tên là Rikvip và Tip.club.

Cơ quan điều tra đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh được số tiền có giá trị vật chất để quy trách nhiệm hình sự của các đối tượng tham gia đánh bạc là khoảng hơn 2.700 tỉ đồng. 

Đây là đường dây đánh bạc xuyên quốc gia vì đã có hàng triệu USD được chuyển ra nước ngoài. Đến nay cơ quan chức năng thu được khoảng 1.300 tỉ đồng và số ngoại tệ đánh bạc chuyển ra nước ngoài theo thống kê ban đầu ước chừng 3,6 triệu USD.

Tính đến nay Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố hơn 80 bị can, trong đó có ông Nguyễn Thanh Hóa và ông Phan Văn Vĩnh, nguyên là tướng công an.

Ông Phan Văn Vĩnh, nguyên tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an), sinh năm 1955 tại thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy, Nam Định.

Trước khi giữ chức Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, ông Vĩnh từng là Giám đốc Công an tỉnh Nam Định. 

Ông Vĩnh cũng từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Nam Định, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Ông Vĩnh từng nổi tiếng trong chỉ đạo triệt phá tội phạm.

Trong quá trình hoạt động trong ngành, vụ án ghi đậm dấu ấn, vai trò của ông Phan Văn Vĩnh nhất là điều tra vụ thảm sát tại Bắc Giang do Lê Văn Luyện thực hiện và vụ bắt "bầu" Kiên.

Ông Vĩnh là Trưởng ban chỉ đạo chuyên án điều tra vụ thảm sát do Lê Văn Luyện gây ra. Ông cũng chính là Trưởng ban chuyên án vụ bắt giữ "bầu" Kiên.

Tướng Phan Văn Vĩnh thôi giữ chức Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát từ tháng 4/2017 để nghỉ theo chế độ.

Tại buổi họp báo của Bộ Công an ngày 15/01, một số phóng viên đã đặt câu hỏi về thông tin đăng tải trên mạng xã hội cho rằng ông Phan Văn Vĩnh và ông Nguyễn Thanh Hóa (Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an) có liên quan đến việc bảo kê đường dây đánh bạc hàng ngàn tỉ.

Trung tướng Trần Đăng Yến cho biết vụ đánh bạc ở Phú Thọ, hiện cơ quan Công an đã khởi tố vụ án. Bộ Công an giao các lực lượng nghiệp vụ, chức năng của Bộ phối hợp với Công an Phú Thọ và giao Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ chỉ đạo điều tra.

Theo trung tướng Yến, những thông tin trên mạng xã hội, trong quá trình điều tra nếu tiếp tục phát hiện đều xử lý nghiêm.

Theo Tuổi trẻ


Bản án cho Nguyễn Văn Đài và đồng phạm về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

Sáng 5/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 6 bị cáo bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo quy định tại Điều 79, Khoản 1 – Bộ luật Hình sự năm 1999.
Sáu bị cáo bị đưa ra xét xử trong vụ án này gồm: Nguyễn Văn Đài (sinh năm 1969, trú tại khu tập thể Bách Khoa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội); Phạm Văn Trội (sinh năm 1972, trú tại xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Nội); Nguyễn Trung Tôn (sinh năm 1972, trú tại xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa); Nguyễn Bắc Truyển (sinh năm 1968, trú tại Phường 4, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh); Trương Minh Đức (sinh năm 1960, trú tại thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang); Lê Thu Hà (sinh năm 1982, trú tại phường Đông Giang, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị). 6 luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 6 bị cáo tại phiên tòa.
Các bị cáo (đứng) tại phiên tòa. ảnh: Internet
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, từ tháng 3/2013 đến tháng 7/2017, Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển là người khởi xướng, thành lập tổ chức, xây dựng cương lĩnh, điều lệ, quy chế hoạt động và chỉ đạo, điều hành hoạt động của tổ chức “Hội anh em dân chủ”.

Bị cáo Đài cùng các đồng phạm đã lôi kéo Trương Minh Đức, Lê Thu Hà và một số người tham gia tổ chức thực hiện các hành vi: Lập Văn phòng đại diện, địa chỉ website để hoạt động, xây dựng “Cương lĩnh vắn tắt”, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, chiến lược đối nội, đối ngoại, hoạt động phát triển lực lượng, đào tạo hội viên… Các bị cáo đã lợi dụng việc đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền”, “xã hội dân sự” để che giấu mục đích hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước, liên kết với các tổ chức bất hợp pháp trong nước, tìm sự hậu thuẫn, tài trợ về tài chính từ nước ngoài, tuyên truyền chống Nhà nước với mục đích khi lực lượng đủ mạnh, chờ thời điểm phù hợp sẽ công khai hoạt động, đối đầu với chính quyền, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam để xây dựng chế độ “đa nguyên, đa đảng”, “tam quyền, phân lập”, tiến tới lật đổ chính quyền nhân dân…
Bị cáo Nguyễn Văn Đài (giữa) tại phiên tòa. Ảnh: Internet
Trong vụ án này, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao xác định bị cáo Nguyễn Văn Đài là đối tượng cầm đầu, đóng vai trò chủ mưu, giữ vị trí Phó Chủ tịch thứ hai của “Hội anh em dân chủ”, trực tiếp xây dựng cương lĩnh hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; tham gia bàn bạc, định hướng cách thức hoạt động, phát triển lực lượng, lôi kéo Lê Thu Hà tham gia “Hội anh em dân chủ”; đào tạo, hướng dẫn các thành viên về cách thức, kinh nghiệm hoạt động; lập dự án và liên hệ với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài để vận động ủng hộ, nhận số tiền 71.726 USD và 9.161,31 EUR tài trợ tài chính cho hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; trực tiếp tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bị cáo Phạm Văn Trội là người thành lập và là Chủ tịch “Hội anh em dân chủ”, giữ các vị trí phụ trách hoạt động ở khu vực miền Bắc, xây dựng cương lĩnh hoạt động của “Hội anh em dân chủ”; bàn bạc, định hướng cách phát triển lực lượng; lôi kéo 6 người tham gia “Hội anh em dân chủ”; đào tạo, hướng dẫn các thành viên về cách thức, kinh nghiệm hoạt động; phụ trách quỹ của “Hội anh em dân chủ”; chỉ đạo các thành viên “Hội anh em dân chủ” phản đối cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5/2016, tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bị cáo Lê Thu Hà (đứng) tại phiên tòa. Ảnh: Internet

Bị cáo Trương Minh Đức (đứng) tại phiên tòa. Ảnh: Internet
Bị cáo Nguyễn Bắc Truyển (đứng, phải) tại phiên tòa. Ảnh: Internet


Qua một ngày xét xử, HĐXX quyết định mức án cho các bị cáo như sau:
– Nguyễn Văn Đài: 15 năm tù giam, 5 năm quản chế;
– Nguyễn Trung Tôn: 12 năm tù giam, 3 năm quản chế;
– Phạm Văn Trội: 7 năm tù giam, 1 năm quản chế;
– Trương Minh Đức: 12 năm tù giam, 3 năm quản chế;
– Nguyễn Bắc Truyển: 11 năm tù giam, 3 năm quản chế;
– Lê Thu Hà: 9 năm tù giam, 2 năm quản chế.
Phiên toà kết thúc vào khoảng 19h50 cùng ngày.
Sùng A phèo, nguồn Tổng hợp.

Lễ hội cầu mưa Yang Pơ Tao Apui

          Cứ vào thời điểm giữa mùa khô hàng năm, làng Plei Rbai (xã Ia Piar, huyện Phú Thiện, Gia Lai) thường xảy ra hạn hán, thậm chí rất khốc liệt. Trong thời gian này, lương thực dự trữ của bà con đã gần cạn, do đó cần phải tiến hành gieo trồng vụ nông sản mới. Chính vì lẽ đó, vào trung tuần tháng 4 hàng năm, dân làng lại sốt sắng công tác chuẩn bị lễ vật để tiến hành cầu mưa.
Lễ hội cầu mưa  Yang Pơ Tao Apui
Thầy cúng Ksor Lol thực hiện nghi thức cúng cầu mưa của người dân tộc Jrai. Ảnh: Internet

           Trước khi diễn ra lễ chính, người dân cử hành 3 nghi lễ nhỏ bao gồm: Cúng xua đuổi tà ma, dịch gia cầm quanh làng; Cúng bến nước tại sông A Yun (Phú Thiện, Gia Lai); Cúng làng. Vào ngày tổ chức lễ chính, người dân từ già trẻ, gái trai… trong làng tụ hội tại nhà của Thầy cúng– nơi tiến hành nghi lễ cầu mưa.
         Ngay từ sáng sớm, mọi người đã có mặt tại địa điểm tổ chức buổi lễ để được Già làng giao việc. Những người đàn ông lớn tuổi thì đảm nhận vót tre làm trụ đặt lễ vật cúng tế thần linh. Trai làng được giao nhiệm vụ cột các ghe rượu lễ vật và ghe rượu dân làng đem đến cho chắc chắn.
         Theo Già làng Ksor Net (làng Rbai, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện, Gia Lai) thì một trong những lễ vật không thể thiếu là 7 ghè rượu được lấy từ nguồn nước sông A Yun để dâng lên thần thánh. 7 ghè rượu này tượng trưng cho 7 người đầu tiên lập ra ngôi làng Plei Rbai. Dưới chân nhà sàn, một số thanh niên khác làm thịt lợn, chia thành nhiều phần nhỏ để xâu lại. Còn phụ nữ thì tập trung làm những món ăn truyền thống. Mọi người rôm rả trò chuyện, cùng vui vẻ hoàn thành tốt phần việc của mình.

Lễ hội cầu mưa  Yang Pơ Tao Apui
Nghi thức Lễ cầu mưa tại Plei Rbai- Ia Piar- Phú Thiện- Gia Lai. Ảnh: Internet


          Ông Yuang (68 tuổi – làng Rbai B, xã Ia piar, huyện Phú Thiện, Gia Lai) chia sẻ: “Lễ hội cầu mưa đã có từ rất lâu rồi, năm nào tôi cũng tham dự. Đây là dịp để người dân trong làng có cơ hội quây quần bên nhau nên mọi người rất vui”.
          Khi mặt trời lên đỉnh đầu, tiếng cồng chiêng vang lên báo hiệu giờ linh thiêng đã đến, tất cả mọi người của 2 làng (Rbai A và Rbai B – khoảng 330 hộ) tập trung về khu vực làm lễ. Thầy cúng Ksor Lol (67 tuổi - làng Rbai B, xã Iapiar, huyện Phú Thiện, Gia Lai) bắt đầu các nghi thức của lễ cầu mưa. Thầy cúng đứng trước trụ đặt lễ vật để đọc lời khấn, có đại ý: Mong thần linh chứng giám ban cho mưa xuống để dân làng có mùa màng tốt tươi, có sức khỏe, xua tan bệnh tật…
         Tháng 4-2016, huyện Phú Thiện (Gia Lai) đã tổ chức đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia “Lễ hội cầu mưa của Yang Pơ Tao Apui” (tức Vua nước theo truyền thống cổ xưa của người Jrai). Đây là một tín hiệu đáng mừng cho công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị của những lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Jrai tại Gia Lai nói riêng và đồng bào các dân tộc trên đất nước Việt Nam nói chung.
Pơ Tao Apui

NGƯỜI VIỆT LAO ĐỘNG BẤT HỢP PHÁP TẠI THÁI LAN- ĐI KHÔNG ĐƯỢC, Ở KHÔNG XONG !

Hàng ngàn người Việt Nam lao động bất hợp pháp ở Thái Lan đối diện với nguy cơ bị phạt nặng hoặc trục xuất về nước trước các đợt truy quét theo luật nghiêm ngặt của chính quyền nước này đối với lao động bất hợp pháp.
Chính phủ Thái Lan cho biết ngày 31 tháng 3 năm 2018 là hạn chót cho việc đăng ký hợp pháp hóa những lao động nhập cư trái phép và không muốn gia hạn thêm thời gian đăng ký cho người làm việc không giấy tờ nữa.
Lao động bất hợp pháp tại Thái Lan (nguồn Internet)

Truyền thông Thái Lan trích dẫn lời cảnh báo của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha yêu cầu những người nước ngoài chưa có giấy phép lao động và thị thực cư trú hãy trở về nước, nếu không sẽ đối mặt với hành động pháp lý nghiêm khắc.

VƯỚNG MẮC PHÁP LÝ

Theo thông tin từ Bộ Lao động Thái Lan, hiện cơ quan này chỉ cấp phép cho lao động mang quốc tịch Việt Nam hoạt động trong hai ngành là đánh bắt cá và xây dựng. Các ngành khác hai nước chưa có thỏa thuận chính thức. Chính vì vậy, trong đợt đăng ký làm việc này, phía Thái Lan cũng chỉ thúc đẩy cấp phép hoạt động cho các lao động Việt Nam ở hai ngành nghề vừa nêu.
Anh Cao Lâm – làm việc trong Hiệp Hội Người Công Giáo Việt Nam tại Thái Lan, người am hiểu nhiều về đời sống công nhân Việt tại xứ Chùa Vàng nói anh được biết chỉ khoảng vài chục người được công nhận tư cách pháp lý để tiếp tục ở lại làm việc. Còn hàng ngàn người khác thì không đăng ký được.Trao đổi với RFA nhiều người lao động bất hợp pháp tại Thái Lan nói rằng họ không nằm trong diện được phép đăng ký.
Anh Cao Lâm nói: “Đa phần người Việt Nam qua đây làm ăn kinh doanh, bán hàng, may mặc, du lịch và các nghề tự do. Mà luật lao động Thái Lan chỉ cấp phép cho hai ngành đánh bắt cá và xây dựng. Trên thực tế, hai ngành này lao động Việt Nam không ưa chuộng, có mấy ai làm đâu, vì thu nhập rất thấp mà đăng ký thì cần nhiều thủ tục rườm rà.”
Một thực tế của những người Việt chọn đất Thái để mưu sinh là vì đời sống tốt hơn, mức thu nhập cao hơn Việt Nam và người Thái thân thiện không kỳ thị người nước ngoài. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của những người tha phương cầu thực là không có địa vị pháp lý. Đa phần họ là những người nhập cư trái phép, đi du lịch rồi ở lại quá hạn visa, hoặc lao động trốn ra ngoài khi hết hợp đồng lao động.
Chị Nguyễn Ngọc Lan (tên nhân vật đã được thay đổi) – một nhân viên bán hàng quần áo ở một cửa hàng thời trang nhỏ tại Bangkok nói “Em đã nhiều lần muốn hợp pháp hóa tình trạng nhập cư của mình. Chứ có ai muốn sống trong tình trạng thấp thỏm có thể bị đuổi về bất kỳ lúc nào đâu. Nhưng cơ quan đăng ký đòi rất nhiều giấy tờ chứng minh nhân thân. Mà chủ quán cũng không dám bảo lãnh cho mình vì rất nhiều rắc rối có thể đến.

“TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN”

Giới chủ lao động sử dụng lao động nước ngoài như Việt Nam chủ yếu để giảm chi phí nhân công và bù đắp vào những ngành mà người bản địa không muốn làm. Trước áp lực buộc đăng ký lao động, nhiều xưởng sản xuất thủ công đã lâm vào tình trạng thiếu nhân công trầm trọng do lao động nghỉ việc hoặc rời bỏ Thái Lan.
Bộ Lao động Thái Lan thông báo sẽ trừng phạt nghiêm khắc việc môi giới và sử dụng lao động bất hợp pháp, đồng thời cảnh báo các doanh nghiệp thuê người nước ngoài làm việc không giấy tờ có thể đối mặt với tội danh buôn người. Mức phạt cho chủ thuê và môi giới lao động có thể bị phạt từ 600.000 đến 1 triệu baht (tương đương khoảng 17.000 - 29.000 USD). Lý do khác mà các doanh nghiệp lo ngại khi thuê lao động nước ngoài còn là vấn đề đóng thuế và các chi phí an sinh xã hội cho những lao động này cao.
Lao động tự do muốn đăng ký phải có người chủ sở hữu lao động. Và đã nhận lao động nước ngoài thì cũng vướng nhiều quy định pháp luật hơn so với người bản xứ. Mà nhận lao động “chui” thì giá rẻ hơn nhưng lại dễ bị cảnh sát chú ý. Phải nói thẳng ra là chính quyền Thái cũng không muốn có nhiều người lao động Việt trên đất Thái vì nhiều lý do, thế nên trên danh nghĩa thì nói là cho phép làm việc nhưng trong thực tế thì để lách qua được khe hở đó là rất khó.”Một người chủ doanh nghiệp người Việt sinh sống lâu năm tại Thái Lan cũng chia sẻ trong tình trạng ẩn danh về sự khó khăn khi tiếp nhận lao động Việt Nam là khi công nhân “nhảy việc” ra ngoài thì chủ cũng bị liên đới trách nhiệm.
 Trong các chiến dịch truy quét gần đây, nhiều người Việt đã bị bắt giữ và nộp phạt. Một lao động bất hợp pháp có thể bị nộp một khoản tiền phạt lên tới 3.000 USD và chịu mức án 5 năm tù giam.
Hiện nay nhiều người đã bị bắt. Vừa rồi gần chỗ tôi ở đây công an họ bắt một xe khoảng tầm 50 người. Nghe thông tin thì họ sẽ truy quét thêm nhiều lần nữa. Khi gặp truy quét thì họ trốn chui trốn lủi, sau các đợt truy quét thì lại ra làm việc. Duy trì cuộc sống mưu sinh chứ bây giờ về nhà thì họ lấy gì mà ăn. Điều kiện mưu sinh bắt buộc họ phải trốn chui trốn nhủi vậy thôi”, một người Việt tỵ nạn tại Thái Lan cho biết.

   Pơ Tao Apui/ nguồn Internet

ANH EM DÂN CHỦ LÊN THỚT


            Theo thông tin  mà Cheo reo 24/7 mới nhận được thì ngày 5/4/2018, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, theo khoản 1, Điều 79 Bộ luật Hình sự năm 1999. Các bị cáo gồm: Nguyễn Văn Đài (sinh năm 1969), Phạm Văn Trội (sinh năm 1972), Nguyễn Trung Tôn (sinh năm 1968), Nguyễn Bắc Truyển (sinh năm 1968), Trương Minh Đức (sinh năm 1960) và Lê Thu Hà (sinh năm 1982).
            Hầu hết 06 bị can trong vụ án “Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” xảy ra tại Hà Nội và một số địa phương khác đều là các đối tượng đã từng vào tù, ra tội với các tội danh chống phá chính quyền nhân dân. Mặc dù chính quyền địa phương đã nhiều lần giáo dục, nhắc nhở, thuyết phục tạo điều kiện cho các đối tượng làm lại cuộc đời, sửa chữa sai lầm trong quá khứ nhưng các đối tượng này vẫn không biết quý trọng tự do, tiếp tục ngoan cố, tiếp tục có những hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, thậm chí có các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng đến vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.


Các bị can trong vụ án “Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”
             Trước đó, vào ngày 30/7/2017, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 06 bị can trong vụ án “Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” xảy ra tại Hà Nội và một số địa phương khác. Trong đó, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tiến hành: khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Đài, sinh năm 1969, trú tại P302, Z8 tập thể Bách Khoa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội; Lê Thu Hà, sinh năm 1982, tạm trú tại số 10 Đoàn Trần Nghiệp, phường Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội; khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với: Phạm Văn Trội, sinh năm 1972, trú tại thôn Kỳ Dương, xã Chương Dương, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội; Nguyễn Trung Tôn, sinh năm 1972, trú tại thôn Yên Cổ, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa; Trương Minh Đức, sinh năm 1960, trú tại số 23/45/1A Mai Hắc Đế, phường 15, quận 8, TP. Hồ Chí Minh; Nguyễn Bắc Truyển, sinh năm 1968, trú tại phòng số 8, thửa số 44, Khu vườn rau, phường 6, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
               Chúng ta đều biết rằng AEDC được ra đời vào ngày 24/4/2013 trên trang mạng xã hội Facebooks. Đây là một tổ chức, hội nhóm bất hợp pháp, có mối quan hệ mật thiết với nhiều tổ chức phản động như: Hội Bầu Bí tương thân, Hội Cựu tù nhân Lương Tâm, Hội Phụ nữ Nhân quyền, FC NO-U, Hội Cứu Lấy Dân Oan, Hội Nhà Báo độc lập, Văn Đoàn độc lập, Hội Dân oan Ba Miền, Hội giáo chức Chu Văn An. Trong đó, Hội Anh Em Dân Chủ thực chất chính là "cánh tay" nối dài của tổ chức khủng bố Việt Tân ở trong nước, chuyên lợi dụng danh nghĩa đấu tranh bảo vệ "dân chủ", "nhân quyền" để tiến hành các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.
              Để phô trương thanh thế, đánh bóng tên tuổi, kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ chức phản động trong và ngoài nước, Hội Anh Em Dân Chủ đã tham gia nhiều phong trào chống phá chính quyền nhân dân do các tổ chức xã hội dân sự đứng ra tổ chức như: phong trào We Are One do mạng lưới bloger khởi xướng; lợi dụng biểu tình chống Trung Quốc để kích động người dân tụ tập, biểu tình gây rối an ninh trật tự; lợi dụng tuần hành bảo vệ cây xanh, các hoạt động cứu trợ dân oan để tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Mặt khác, Hội Anh em dân chủ còn mở nhiều chương trình đào tạo, khóa huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức cho các đối tượng phản động, quá khích, cực đoạn, chống đối của phong trào “dân chủ”, “nhân quyền”; đồng thời tổ chức đưa người đi tập huấn, tham dự các khóa học đấu tranh “bất bạo động” ở nước ngoài do Việt Tân điều hành nhằm tạo dựng các “ngọn cờ” chống đối ở trong nước; dụ dỗ, lôi kéo, kích động quần chúng nhân dân tham gia tụ tập, biểu tình, bạo loạn, âm mưu tập dượt cho cách mạng màu, cách mạng đường phố,...
               Có thể thấy rằng Hội anh em dân là tổ chức phản động nguy hiểm, thường xuyên lợi dụng danh nghĩa đấu tranh vì “dân chủ, “nhân quyền”, bày tỏ lòng “yêu nước” để tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước, nhằm mục đích chống phá chế độ. Vì vậy, việc Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, theo khoản 1, Điều 79 Bộ luật Hình sự năm 1999 là hoàn toàn hợp lòng dân và phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam
                                                                                              Sùng A Phèo/ Mõ Làng

Thái Lan nhắc lại sẽ phạt nặng lao động bất hợp pháp

Lao động bất hợp pháp bị bắt tại Thái Lan, ảnh minh họa chụp trước đây.
Thái Lan cảnh báo những người nước ngoài cư trú và lao động bất hợp pháp tại nước này hãy trở về nước, nếu không sẽ phải đối mặt với những biện pháp pháp lý nghiêm khắc của Thái.
Đó là thông tin mới nhất được truyền thông Xứ Chùa Vàng loan tin trong ngày 2 tháng 4 dẫn phát biểu của người phát ngôn Chính phủ Thái Sansern Kaewkamenerd theo chỉ thị của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha.
Trên Đài Châu Á tự do cũng đưa tin về việc sẽ phát nặng
đối với lao động bất hợp pháp
Theo Luật Lao Động mới của Thái quy định, người lao động bất hợp pháp có thể bị phạt tới 3.000 USD và chịu năm năm tù giam, còn những người chủ thuê lao động bất hợp pháp có thể bị phạt tới 24.000 USD.
Trước đó, chính phủ Thái thông báo đã tiến hành hợp pháp hóa các lao động nước ngoài không có giấy phép trong ngày 31 tháng 3.
Bộ Trưởng Lao Động thái Adul Sangsingkeo cho biết, trong ngày 31 tháng 3 có gần 1,3 triệu người lao động bất hợp pháp tới nộp hồ sơ đăng ký. Trong đó, đã có 962 ngàn người được cấp phép làm việc và được cho phép lưu trú tại Thái Lan đến hết ngày 31/3/2020.
Thống kê cho thấy Xứ Chùa Vàng hiện có hơn 3,8 triệu lao động nước ngoài, trong đó lượng người trong diện hợp tác chính thức là 615 ngàn người, còn lại đa phần là lao động tự do không có tay nghề; trong số này có người Việt Nam sang Thái Lan làm ăn.

Tháng 7 năm 2017, Thái Lan đã từng có đợt áp dụng Luật Lao Động mới với những điều khoản khắt khe khiến lao động nước ngoài bất hợp pháp, trong đó có nhiều người Việt phải bỏ về nước, hoặc nghỉ làm cho qua đợt truy quét của Chính phủ Thái. 
Theo Đài châu Á Tự Do