Nghệ An: Chuẩn bị xét xử phúc thẩm tên phản động Hoàng Đức Bình

Theo thông tin chúng tôi vừa nắm được, Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An chuẩn bị đưa ra xét xử phúc thẩm bị cáo Hoàng Đức Bình.
Trước đó, ngày 6/2/2018, tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An diễn ra phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với các bị cáo Hoàng Đức Bình (sinh 1983, xã Hưng Trung huyện Hưng Nguyên), về tội “Chống người thi hành công vụ”, và mức án tương tự về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Hoàng Đức Bình tại phiên tòa sơ thẩm
 Sau quá trình xét xử tại phiên xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân huyện Diễn Châu (Nghệ An) tuyên phạt Hoàng Đức Bình (35 tuổi, xã Hưng Trung, Hưng Nguyên), 7 năm tù về tội “Chống người thi hành công vụ” và 7 năm tù về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức,công dân”. Tổng cộng hình phạt mà bị cáo Hoàng Đức Bình phải nhận là 14 năm tù.
Thông tin về phiên toà phúc thẩm xét xử Hoàng Đức Bình

Tại phiên tòa sơ thẩm, Bình không thể hiện sự ăn năn hối cãi và có đơn kháng cáo. Theo quy định của pháp luật, ngày 24/4/2018, Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An sẽ xét xử phiên phúc thẩm.
Dư luận mong rằng phiên toà phúc thẩm sẽ tiếp tục tuyên bản án thích đáng đối với kẻ phản động chuyên kích động gây rối an ninh trật tự này.
Theo Huyền Trang TTCPĐ

Ban Tôn giáo Chính phủ nói về hoạt động của “Hội Thánh Đức Chúa Trời”

Nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng cho mọi người dân nhưng cũng nghiêm cấm hành vi xâm phạm trật tự an toàn, đạo đức xã hội.
Đó là khẳng định của ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ trước các hoạt động có biểu hiện phản văn hóa, lệch chuẩn đạo đức xã hội được cho là có liên quan đến tổ chức mang tên “Hội thánh Đức Chúa Trời” mà báo chí phản ánh gần đây.
Trẻ em cũng phải nghe “Hội Thánh Đức Chúa Trời” rao giảng. Trong ảnh: một điểm
 truyền đạo tại xã Lâm Động, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. (Nguồn: ANHP)

Ông Vũ Chiến Thắng cho biết, ở Việt Nam hiện nay có một số nhóm mang tên “Hội thánh Đức Chúa Trời”, bao gồm cả các nhóm Tin lành đã được chính quyền chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung. Vì vậy các biểu hiện cực đoan mà báo chí phản ánh xảy ra ở Thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Thái Nguyên,… liên quan đến tổ chức mang tên “Hội thánh Đức Chúa Trời” cần được kiểm chứng và phân biệt với các nhóm Tin lành khác có tên gọi tương tự, tránh đánh đồng với các tổ chức Tin lành nói chung.
Về phương diện quản lý nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, ông Vũ Chiến Thắng khẳng định: Ban Tôn giáo Chính phủ và các cơ quan chức năng liên quan từ trung ương đến địa phương luôn quan tâm, chú ý tới các hoạt động của tổ chức mang tên “Hội thánh Đức Chúa Trời” này và đã có hướng dẫn, chỉ đạo kiên quyết xử lý nghiêm theo pháp luật đối với những cá nhân có hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, xâm phạm trật tự an toàn, đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác theo quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
Về nguồn gốc của tổ chức mang tên “Hội thánh Đức Chúa Trời” mà báo chí phản ánh, ông Vũ Chiến Thắng cho biết, Ban Tôn giáo Chính phủ đã nắm được, song vì những biểu hiện tiêu cực mà báo chí phản ánh cần thêm thời gian để kiểm chứng có hay không có vai trò của tổ chức chỉ đạo, điều hành hay chỉ là hành vi của một số cá nhân trục lợi, làm biến tướng, nên lúc này chưa đề cập.
Qua VOV.VN, ông Vũ Chiến Thắng cũng đề nghị các cấp, các ngành ở địa phương cần làm tốt công tác nắm địa bàn, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo; đồng thời kêu gọi quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức và cảnh giác đối với các hoạt động dụ dỗ, lôi kéo bằng vật chất và những lời tuyên truyền lừa mị về ngày tận thế, về sự cứu rỗi của đấng linh thiêng bằng việc nộp tiền, từ bỏ cuộc sống hiện thực, từ bỏ gia đình, công việc…
Nhóm người tụ tập tại xã Lâm Động, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. (Nguồn: ANHP)

Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Chiến Thắng cũng cho biết, một số chức sắc của một số tổ chức tôn giáo gần đây đã lên tiếng phản đối các hoạt động tiêu cực trên. Dù mới là việc làm của cá nhân các chức sắc tôn giáo nhưng đã góp phần giúp dư luận hiểu đúng về những hoạt động tiêu cực trên là phi tôn giáo. Ban Tôn giáo Chính phủ hoan nghênh việc làm này nhưng đồng thời lưu ý các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc tôn giáo khi lên tiếng phản đối cần tránh gây kỳ thị, phân biệt và xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo chân chính.
Đối với việc đưa tin liên tục của một số báo điện tử gần đây về vấn đề này, một mặt ông Vũ Chiến Thắng hoan nghênh tinh thần nhập cuộc, phản ánh kịp thời của báo chí. Việc làm này đã giúp đưa tin tới rộng rãi quần chúng nhân dân để chủ động cảnh giác, phòng ngừa, song ông cũng lưu ý việc đưa tin cần chính xác, tránh gây hiểu nhầm về sự tiêu cực của một tôn giáo cụ thể nào đó./.
Theo Hương Giang/VOV

Ngày này năm xưa: Ngày 22/4/1975, kế hoạch tiến công Sài Gòn – Gia đình được phê duyệt lần cuối cùng

Ngày 22-4, Bộ Chính trị hội ý về sự phát triển của tình hình cuộc tổng tiến công và nổi dậy ở miền nam. Sau đó, đồng chí Lê Duẩn điện cho các đồng chí Văn Tiến Dũng, Lê Ðức Thọ, Phạm Hùng và Lê Trọng Tấn, chỉ thị: Mỹ-ngụy tìm cách trì hoãn cuộc tiến công của ta vào Sài Gòn, lập chính phủ mới, đưa ra đề nghị ngừng bắn đi đến tìm giải pháp chính trị cứu vãn tình thế khỏi thất bại hoàn toàn. Thời cơ để mở cuộc tổng tiến công về quân sự và chính trị vào Sài Gòn đã chín muồi. Ta cần tranh thủ từng ngày để kịp thời phát động tiến công. Hành động trong lúc này là bảo đảm chắc chắn nhất để giành thắng lợi hoàn toàn…


Cùng ngày, Quân ủy Trung ương điện cho đồng chí Văn Tiến Dũng, Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, nêu rõ: Ðịch trì hoãn để tìm cách đề nghị ngừng bắn, kéo dài sang mùa mưa… Sài Gòn không giữ nổi thì chúng rút về đồng bằng sông Cửu Long, lấy Cần Thơ làm trung tâm… Hướng tây nam và đường số 4 sẵn sàng ngăn chặn, tiêu diệt địch trong tình huống chúng rút từ Sài Gòn về Cần Thơ.

Tại thị xã Hàm Tân, tỉnh Bình Tuy, quân địch sau khi rút chạy bằng tàu, thuyền ra biển tưởng lực lượng ta tiến về phía nam nên quay lại chiếm giữ thị xã. Ngày 22-4-1975, Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 được tăng cường Tiểu đoàn 5 thiết giáp, một tiểu đoàn pháo 105, một đại đội pháo cao xạ và Ðại đội 9, Trung đoàn 128, Sư đoàn 325 cùng các lực lượng địa phương tiến công giải phóng thị xã Hàm Tân, tiêu diệt và làm tan rã gần 5.000 tên địch đang co cụm trong thị xã.
Cũng tại Bình Tuy, ngày 22-4, Trung đoàn 812 cùng các lực lượng phối hợp nhanh chóng đánh chiếm khu vực Láng Gòn. Ðại đội địa phương 88 dùng cối 60 ly bắn phá kho đạn ở Ðộng Ðền. Quân địch ở thị xã La Gi hoàn toàn bị tan vỡ, tháo chạy ra cửa biển Tân Lý.
Trong khi đó, tại sở chỉ huy cánh đông, Bộ Tư lệnh cánh đông nhận nhiệm vụ tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh do phái viên của Bộ Tư lệnh chiến dịch truyền đạt. Ngay trong đêm, Ðảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 họp nghiên cứu quán triệt nhiệm vụ và xây dựng kế hoạch tác chiến của Quân đoàn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Ngày 22-4, kế hoạch tiến công Sài Gòn-Gia Ðịnh được Ðảng ủy và Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh thông qua và phê duyệt lần cuối cùng. Các đồng chí Hoàng CầmHoàng Thế Thiện, Tư lệnh và Chính ủy Quân đoàn 4, tới Sở chỉ huy tiền phương của Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh báo cáo tình hình và thông qua quyết tâm với các đồng chí Phó Tư lệnh chiến dịch Lê Trọng Tấn và Phó Chính ủy chiến dịch Lê Quang Hòa.
Cũng bắt đầu từ ngày 22-4, Trung đoàn 148 Quân đoàn 3 có pháo phòng không của Trung đoàn 232 và lực lượng vũ trang địa phương hỗ trợ tiếp tục đánh cắt giao thông và đánh một số trận cấp tiểu đoàn.
Cùng ngày 22-4, tại Ðồng Ðế, Bộ Tư lệnh đường Trường Sơn triệu tập hội nghị khẩn cấp cán bộ chủ trì các đơn vị trực thuộc. Ðồng chí Ðồng Sỹ Nguyên, Tư lệnh Bộ đội đường Trường Sơn thông báo kế hoạch chuẩn bị của Chiến dịch Hồ Chí Minh, nhiệm vụ chung của Bộ đội Trường Sơn và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị.
Theo Báo Nhân dân

Nóng: Vụ chống lại… trạm đo gió ở Phù Mỹ, Bình Định: Dân giữ bí thư, chủ tịch xã, gây sức ép đòi thả người


Sáng 20.4, ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ cho biết tình hình an ninh trật tự ở các xã Mỹ Thọ, Mỹ An vẫn hết sức căng thẳng. “Có hơn 500 người tập trung ở  UBND xã Mỹ Thọ. Họ đang giữ người làm con tin để “trao đổi” nhóm đối tượng quá khích bị tạm giữ trước đó”, ông Dũng thông tin.
Người dân tụ tập chống đối chính quyền,
Nghi có sự tiếp tay, kích động của các thế lực thù địch
Ảnh cắt từ clip

Hiện tại, các cơ quan chức năng của huyện Phù Mỹ và tỉnh Bình Định đang tăng cường đối thoại, thuyết phục người dân quay trở về nhà.
Theo ông Dũng, ở UBND xã Mỹ Thọ, cả bí thư lẫn chủ tịch cùng hai cán bộ, nhân viên công an đã bị người dân giữ. “Họ đang canh và vẫn tiếp tục tìm cách giữ người”, người đứng đầu chính quyền huyện Phù Mỹ nói và cho rằng nhiều khả năng có “tổ chức nào đó” đứng sau làn sóng phản ứng quy mô và “bài bản” trên.
Như tin đã đưa, vụ việc bùng phát hôm 18.4, khi hàng trăm người dân Mỹ Thọ, Mỹ An tụ tập, gây cản trở giao thông nhằm phản đối đơn vị thi công lắp đặt trạm quan trắc gió ở xã Mỹ An.
Trạm quan trắc được lắp đặt nhằm phục vụ dự án điện gió được UBND tỉnh Bình Định thống nhất chủ trương cho TCty CP Thương mại – Xây dựng Vietracimex hợp đồng với Cty CP Năng lượng tái tạo và môi trường Việt Nam thực hiện. Theo thông tin từ cơ quan quản lý,  dự án không gây ô nhiễm môi trường và trạm quan trắc chỉ lắp dựng tạm, trên diện tích khoảng 10m2.
Tính đến thời điểm này, cơ quan chức năng đã tạm giữ 18 đối tượng có hành vi manh động, quá khích, chống người thi hành công vụ.
Đây không phải lần đầu tiên, một dự án kinh tế vấp phải sự chống đối của cư dân địa phương. Hồi tháng trước, hàng trăm người dân Mỹ An cũng đã liên tục “tràn ngập” trước cổng UBND huyện Phù Mỹ hoặc đổ ra quốc lộ 1 khiến giao thông tê liệt để phản đối một dự án chế biến hải sản trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư với lý do lo ngại nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Nguồn Báo Lao động/ tiếp tục cập nhật.

Đang xác minh thông tin nữ CTV báo Tuổi Trẻ nhập viện cấp cứu vì bị đồng nghiệp làm chuyện ấy...

He he, chắc phải trâu lắm, đối tác đối tượng mới phải nhập viện. Trong khi chờ đợi kết quả chính thức, mời anh chị vui lòng đọc qua để biết sự vụ.

Tối qua 18/4/2018, mạng facebook xôn xao thông tin 1 nữ cộng tác viên báo Tuổi Trẻ phải nhập viện cấp cứu vì bị một phóng viên làm chuyện ấy. Thực hư thế nào, Tre làng chưa thể khẳng định, nhưng cũng sẽ liên tục update, mời anh chị đón đọc.

Theo thông tin trên mạng facebook, nữ CTV của báo Tuổi Trẻ bị một phóng viên trong tòa soạn ép làm chuyện ấy nhiều lần, dẫn tới phải nhập viện cấp cứu.

Một phụ nữ đang chăm sóc cho nữ CTV này cho biết, hiện tại sức khỏe của nữ CTV đã tạm ổn nhưng vẫn còn rất mệt.

Bà Nguyễn Thị Hương - Ủy viên Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã có thông tin ban đầu trả lời báo chí: "Báo đang trong quá trình gặp gỡ các bên liên quan để xác minh vấn đề. Khi nào có thông tin chính thức Báo sẽ trả lời".

Theo bà Hương, những thông tin trên facebook không rõ ràng và cần phải kiểm chứng và sáng nay 19/4/2018, báo Tuổi Trẻ đã họp để bàn cách giải quyết sự việc. Hiện nay, nữ CTV này đang rất mệt và đang nằm tại bệnh viện nên Công đoàn Báo đã đi thăm và sẽ nghe đầy đủ hết câu chuyện của những người liên quan.

Về nam đồng nghiệp bị cư dân mạng chỉ đích danh liên quan đến việc nữ CTV Giang nhập viện cấp cứu, bà Hương thông tin: "Hiện nay tòa soạn đã yêu cầu các bộ phận thu thập thông tin, giải trình theo đúng quy trình của cơ quan, ông này vẫn công tác, làm việc bình thường vì chuyện này chưa rõ ràng, nhiều tình tiết không được thông tin đầy đủ mà chỉ mới nghe từ một phía".

Hehe, nếu có chuyện này thì đó là nỗi điếm nhục của làng báo.

***

Bổ sung tiếp:

Như báo biên thì

- Rút cục vụ xâm hại này nhiều người biết trước khi cô bé tự tử?

- Rút cục cô bé tự tử hay hoảng loạn và suy nhược cơ thể?

- Bác sỹ khám xong kê thuốc rồi cho về ngay sau đó thế rút cục là tình hình cô bé ấy thế nào?

Bài báo đây:

Đêm 18/4, nhiều thông tin trên mạng xã hội lan truyền liên quan đến cô gái Hoàng Công Tâm (đã đổi tên nhân vật) phải nhập viện do hoảng loạn vì bị xâm hại.

Sáng 19/4, thông tin trên xuất hiện với tần suất dày đặc hơn.

Theo một số bạn học của nạn nhân, Tâm là sinh viên Khoa Báo chí của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.

Tâm được cho là đang thực tập và là Cộng tác viên tại một kênh truyền hình của một tờ báo liên quan đến giới trẻ có số lượng xuất bản luôn tự nhận là lớn nhất nước.

Quá trình cộng tác tại đây, nạn nhân được nhiều người đồn đoán bị xâm hại dẫn đến uất ức và tự tử.

Tâm được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Thủ Đức để cấp cứu ngay trong đêm 18/4.

Trưa 19/4, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Thủ Đức xác nhận với Phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, đêm hôm trước có nhận bệnh trường hợp như trên.

Cô gái được đưa vào trong tình trạng hoảng loạn, suy nhược cơ thể.

Ngay sau đó, các bác sĩ Khoa ngoại đã thăm khám, phát thuốc cho cô gái uống thuốc rồi làm các thủ tục cần thiết để ra về.

***

Phần tin này được bổ sung từ Redvn

Theo Facebook của Lê Nguyễn Hương Trà và Rông ơi là rông thì “Đại nhà báo tự phong” Anh Thoa, trưởng phòng truyền hình Báo Tuổi Trẻ, (bị tình nghi) là kẻ hiếp dâm một nữ sinh viên Khoa Báo Chí, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, là cộng tác viên của hắn.

Nạn nhân đã quyết định tử tử. 2 lần tự tử và may mắn là bất thành và hiện đang cấp cứu ở bệnh viện. Vụ việc đã được báo công an.

Nếu nay mai Anh Thoa bị công an kêu lên làm việc hay bị bắt khẩn cấp thì không có gì ngạc nhiên cả.

Theo thông tin mới nhất thì Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ Lê Thế Chữ tuyên bố từ chức sau bê bối của báo: Trưởng ban Truyền hình báo hiếp cộng tác viên.

Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng hình ảnh của tên hiếp dâm này





Theo Lê Nguyễn Hương Trà/ Rông ơi là rông
Nguồn trelang

Hãy mặc cho chúng bầy đàn mông muội!

Tôi mới nghe, lại một vụ cần lao tụ tập, gây rối trật tự công cộng tại xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, liên quan đến Dự án Nhà máy điện gió Mỹ An - một dự án thuộc lĩnh vực năng lượng sạch, thân thiện với môi trường.

http://www.baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm=15&macmp=17&mabb=100154

Tôi cũng xem clip:
https://www.facebook.com/phumybinhdinhquetoi/videos/1647447598671231/

Cần lao bạo loạn "Với lý do việc triển khai dự án điện gió sẽ ảnh hưởng đến rừng phòng hộ và khai thác titan, ảnh hưởng môi trường".

Đây không phải lần đầu tiên, một dự án kinh tế được “chào đón” bằng không khí hỗn loạn trên địa bàn Phù Mỹ. Hồi tháng trước, cả một lũ một lĩ đã chặn quốc lộ 1 khiến giao thông tê liệt.
thành phần tham gia chủ yếu là phụ nữ, bà già và trẻ em


Thưa các anh chị, tôi xem clip và thấy, vụ việc không đơn thuần là biểu tình bảo vệ môi trường. Nó được tổ chức theo kiểu đám cừu Hà Tĩnh chặn quốc lộ. Hẳn là đã có bàn tay lông lá của đám chống phá nhà nước giật dây. Từ thành phần, các băng rôn, biểu ngữ, cờ đỏ sao vàng cho tới việc bố trí máy quay vừa chi tiết, vừa cụ thể đã cho thấy có sự tổ chức bài bản.

Đầu tiên các anh chị sẽ thấy thành phần tham gia chủ yếu là phụ nữ, bà già và trẻ em. Nam giới, nếu có chăng là núp lùm sau đít chị em để hô hào thúc dục. Sự ranh ma của kẻ giật dây nằm ở điểm này. Họ biết các anh cơ động sẽ không dám động vào người phụ nữ... vớ vẩn chỉ có nước ăn l**.

Lý do dự án điện gió sẽ tác động, ảnh hưởng không tốt đến môi trường sống là không thuyết phục. Vì “Dự án Nhà máy điện gió Mỹ An là dự án năng lượng sạch, không khai thác titan và không chặt rừng dương phòng hộ".

Biểu tình bảo vệ môi trường sao băng rôn, biểu ngữ lại chửi rủa chính quyền, sao dùng cát, gạch đá tấn công CSCĐ?

Tổ sư, điện gió thì ảnh hưởng đéo gì đến môi trường, hay rừng phòng hộ mà đám nữ tặc bầy đàn ngăn cản?

Thủy điện chúng mày chửi như bò đái nồi đình, nhiệt điện chúng mày sủa như chó cắn ma, điện gió chúng mày cũng ẳng lên được, thì chỉ có bốc cứt ăn vã.

Thưa anh em quan lại, nếu như cần lao từ chối văn minh thì kệ cm chúng nó mông muội bầy đàn. Hãy để chúng tụt quần kéo lưới đánh cá, ngắm lồn trâu mà cày ruộng.. đừng cố thuyết phục chúng ngồi lên xí bệt, hãy cứ kệ chúng cào cát đi ỉa như mèo nơi xó bếp. Đéo xoắn!

Theo TreLang

Gia Lai: Trắng tay vì “tín dụng đen”

‘Tín dụng đen’ đang hoành hành tại các vùng nông thôn của tỉnh Gia Lai, để lại hậu quả đáng lo ngại hơn bao giờ hết. Cái vòng luẩn quẩn vay – trả – vay cứ ám ảnh người nông dân. Nếu không có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, ngành chức năng thì đời sống người dân, đặc biệt là người dân đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sẽ lâm vào bi kịch đến tận cùng.
 Chỉ vì vay vốn sản xuất, vay gạo ăn chờ đến vụ thu hoạch, không ít gia đình rơi vào cảnh khốn cùng khi bị siết bò, lừa mất đất sản xuất.

Khó xử lý

Trong những ngày tìm hiểu vì sao “tín dụng đen” lại “có đất sống” ở vùng người dân đồng bào DTTS, có thể xem lý giải của ông Nay Nguyên – Trưởng buôn HNgôm (xã Chư Đrăng, H. Krông Pa) để rõ căn nguyên. Ông Nguyên nhận định: “Bà con mình hầu hết không biết chữ, không rành sổ sách, chủ nợ ghi nợ bao nhiêu thì họ đành chấp nhận. Trên địa bàn xã từ năm 2013 đến nay, rất nhiều người dân tìm đến các cá nhân cho vay để vay tiền, gạo, phân bón rồi cả chi phí ốm đau. Từ năm này sang năm khác dẫn đến không trả nổi. Chưa kể có khi còn bị tính lãi suất gấp đôi. Nhiều gia đình bị siết cả đất sản xuất bởi một phần mùa màng thất bát, phần nữa do lãi suất cao, cứ thế lãi chồng lãi!”.

Còn ông Nay Hem – Chủ tịch UBND xã Chư Đrăng cho rằng: “Khi gặp khó khăn mà đến thời điểm vào vụ trồng trọt, bà con đành nợ tiền cày nên ứng phân bón của chủ đầu tư. Sau khi thu hoạch vụ mùa xong họ trừ hết, chủ hộ không còn gì nữa, xem như trắng tay. Sang năm thứ 2, từ khi thu hoạch đến vụ mùa họ lại tiếp tục đi vay gạo, phân bón, lấy tiền chữa bệnh… Sau 3 đến 4 năm, số tiền gốc lẫn lãi cứ thế nhân lên, họ không còn khả năng trả nợ, bị chủ đầu tư lấy đất hoặc tài sản khác”.

Một thực tế thấy rằng, các hộ vay tiền, hàng hóa đều tự nguyện tìm đến chủ nợ, việc vay mượn chủ yếu tự thỏa thuận với nhau. Thế nên, việc ngăn chặn “cơn bão tín dụng đen” là rất khó khăn. “Làn sóng ngầm này đang tàn phá khắp các buôn làng. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề dân sự nên hiện chính quyền chưa có biện pháp gì xử lý mà chủ yếu làm công tác tuyên truyền là chính. Đến nay, cũng chưa có vụ tranh chấp, khiếu kiện hay tố cáo liên quan đến vấn đề này” – ông Tạ Chí Khanh – Phó Chủ tịch UBND H. Krông Pa lý giải.

Trên địa bàn H. Ia Pa (Gia Lai) tình trạng vay “tín dụng đen” trở thành nỗi lo của cấp chính quyền địa phương. Trước tình hình trên, UBND H. Ia Pa đã chỉ đạo cho các xã đến tận làng rà soát, thống kê các hộ nghèo, cận nghèo đang vay “tín dụng đen” và giao CA xác minh các thông tin liên quan. Tuy nhiên, qua xem xét từ thực tế, ông Hoàng Văn Tư – Chánh Văn phòng UBND H. Ia Pa cho biết những khó khăn: “Đây thực sự là vấn nạn, là bệnh gần như không có thuốc chữa. Người cho vay thì khôn khéo, còn người dân đi vay thì chẳng bao giờ tố cáo, việc thu thập chứng cứ rất khó khăn do chuyện vay mượn chủ yếu thỏa thuận bằng miệng, không có giấy tờ. Tuyên truyền thì người dân không nghe, xử lý hình sự không được. Thực tế này tồn tại từ nhiều năm trước và đến giờ thì càng trầm trọng hơn”.
Ông Nay Nguyên – Trưởng buôn Hngôm (xã Chư Đrăng): “Hầu hết người dân không biết chữ, chủ đầu tư ghi nợ bao nhiêu thì họ đành chấp nhận bấy nhiêu”.

Cần vào cuộc quyết liệt

Để giải quyết trước mắt vấn đề “tín dụng đen” trên địa bàn, UBND H. Ia Pa cũng đã giao cho các đơn vị chức năng rà soát lại con số cụ thể về tình trạng cho vay nặng lãi. Đồng thời, Chủ tịch UBND H. Ia Pa đã yêu cầu các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin sâu rộng đến nhân dân về phương thức, thủ đoạn, hành vi lừa đảo, cho vay nặng lãi và các hành vi trái pháp luật nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác để người dân cảnh giác; không để các đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để cho vay với lãi suất cao. Đặc biệt, Chủ tịch UBND H. Ia Pa giao CAH phối hợp với CATX Ayun Pa (Gia Lai, giáp ranh với H. Ia Pa) gọi hỏi, răn đe các đối tượng cư trú trên địa bàn TX Ayun Pa có cho các hộ dân tại H. Ia Pa vay tiền.

Tuy nhiên, một điều có thể thấy, đa số những hộ vay vốn đều là hộ nghèo và cận nghèo phải đi vay từ nguồn “tín dụng đen” của các chủ nợ. Chưa kể, một số bộ phận người đồng bào DTTS còn chưa ý thức tiết kiệm, chi tiêu chưa hợp lý, các tập tục lạc hậu, lãng phí ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống người dân. Và cứ thế, cái nghèo mãi đeo bám bởi “lãi mẹ đẻ lãi con” và nợ cứ chồng nợ. Cuộc sống ngày càng rơi vào túng quẫn và tài sản gắn bó với nguồn sống, nguồn thu nhập của người dân, như đất đai, trâu bò… đều phải gán để trả nợ.

Theo báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai, qua 15 năm hoạt động đã triển khai cho vay, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho gần 132.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn vượt qua ngưỡng nghèo, giúp gần 11.000 hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn xây dựng nhà ở, xây dựng được hơn 106.116 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, giúp 74.897 hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn có vốn để đầu tư vào SXKD, góp phần quan trọng vào mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Từ đó, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, TTATXH và thúc đẩy phát triển kinh tế ở nông thôn, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn.

Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Gia Lai về tăng cường công tác quản lý, chủ động phòng ngừa trong hoạt động tín dụng đen và kinh doanh cầm đồ trên địa bàn, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Gia Lai tiếp tục tranh thủ nguồn vốn T.Ư, nguồn vốn địa phương, phối hợp các hội đoàn thể tập trung rà soát đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn để mở rộng cho vay, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hộ vay. Đi đôi với đó là tăng cường tuyên truyền về các chương trình tín dụng chính sách đến với người dân, phối hợp với các ngành, các hội, đoàn thể làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn hộ vay làm ăn, phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Liên quan đến vấn đề “tín dụng đen” trên địa bàn, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS, CA tỉnh Gia Lai cũng đã chỉ đạo lực lượng CA các địa phương rà soát và báo cáo tình hình. Qua đó, nhằm có biện pháp hạn chế, ngăn chặn những kiểu cho vay biến tướng gây ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Thiết nghĩ, đã đến lúc chính quyền chức năng tỉnh Gia Lai cần vào cuộc quyết liệt, can thiệp kịp thời mới chấm dứt được nạn “tín dụng đen” đang ngày ngày tàn phá các buôn làng, biến người nghèo ngày càng nghèo thêm.

Theo Baomoi.com

Vụ Vũ Nhôm: Bắt tướng công an và cựu chủ tịch Đà Nẵng

Bộ Công an Việt Nam vừa ra thông báo khởi tố và bắt tạm giam nguyên Phó Tổng cục trưởng Bộ Công an đã nghỉ hưu Phan Hữu Tuấn về hành vi "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước" liên quan vụ án Phan Văn Anh Vũ.


Truyền thông Việt Nam cho biết ông Tuấn có hàm Trung tướng công an, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo (Tổng cục 5).

Thông báo của Bộ Công an nói ngày 17/4, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ông Phan Hữu Tuấn.

Nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2006-2011) Trần Văn Minh bị khởi tố, bắt tạm giam về các hành vi "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai".
Ông Trần Văn Minh, ảnh FB của nhân vật

Ông Văn Hữu Chiến, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2011-2014), bị khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú để điều tra về "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai".

Bốn người khác cũng bị khởi tố - tất cả đều liên quan vụ án về doanh nhân Phan Văn Anh Vũ, còn gọi là Vũ Nhôm.

Ông Anh Vũ ban đầu bị khởi tố về "Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước" và "trốn thuế" xảy ra ở Đà Nẵng.
Ông Phan Anh Vũ, giữa. Áo trắng

Sau đó ông bỏ trốn sang Singapore, nhưng bị trục xuất.

Đến ngày 7/2, ông Anh Vũ bị khởi tố thêm tội danh lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Như vậy đến nay, ông Phan Văn Anh Vũ đang bị điều tra về ba tội danh "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước", "Trốn thuế", và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Bốn người khác là ai?

Cùng bị khởi tố ngày 17/4 trong vụ án, còn có ông Nguyễn Hữu Bách, cán bộ Bộ Công an, bị khởi tố, bắt giam về hành vi "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước".

Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ông Nguyễn Hữu Bách.

Ông Nguyễn Điểu, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường thành phố Đà Nẵng, bị khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú vì hành vi "Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai".

Ông Trần Văn Toán, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường thành phố Đà Nẵng, bị khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú vì hành vi "Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai".

Ông Lê Cảnh Dương, Giám đốc Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư thành phố Đà Nẵng, bị khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú vì hành vi "Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai".

Nguồn Tổng hợp

Gia Lai: Nghịch lý – Trường ‘đói’ giáo viên, cử nhân sư phạm đi bán cà phê

Sau khi chấm dứt hợp đồng với 1.400 biên chế, nhiều trường trên địa bàn tỉnh Gia Lai lại lâm vào tình trạng thiếu giáo viên.
Thực hiện tinh giản biên chế, các địa phương ở Gia Lai đã chấm dứt hợp đồng với hơn 1.400 giáo viên. Cầm tấm bằng cử nhân sư phạm trong tay nhưng có giáo viên nay phải làm phục vụ ở quán cà phê, làm rẫy… để có tiền trang trải cuộc sống. Còn ngành giáo dục tỉnh thì đang “gồng mình” tăng tiết, tăng giờ vì thiếu giáo viên trầm trọng.
Cử nhân đi phụ bán cà phê
Cầm tấm bằng cử nhân sư phạm trong tay, cô Phạm Thị N (25 tuổi, trú tại huyện Ia Grai) lại phải đi phụ bán cà phê để kiếm sống. Tâm sự với chúng tôi, cô N cho biết: “Từ tháng 11.2016, tôi về dạy hợp đồng tại Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (xã Ia Tô, huyện Ia Grai).
Sau đó luân chuyển qua Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh khai giảng dạy, đến tháng 1.2018 thì bị chấm dứt hợp đồng lao động. Suốt 4 năm đại học tôi luôn mong được đứng trên bục giảng để truyền thụ lại những kiến thức đến học sinh. Ra trường chật vật lắm tôi mới xin ký hợp đồng được. Mới quen được trường và các em học sinh thì lại bị cắt hợp đồng, hiện tại tôi đang rất hoang mang, 4 năm học tập mới có được chiếc bằng cử nhân mà giờ lại phải về đi bán cà phê”.

Ngành giáo dục Gia Lai đang phải “gồng mình” vì thiếu giáo viên
Theo báo cáo của Sở Nội vụ Gia Lai, năm học 2017 – 2018 tỉnh có hơn 19.000 giáo viên trong diện biên chế giáo dục phổ thông và mầm non, vẫn còn thiếu so với mức quy định hơn 2.000 người. Chính vì vậy, các huyện đã ký 1.400 hợp đồng với các giáo viên đứng lớp để đảm bảo tương đối việc dạy học.
Nhưng sang năm 2018, thực hiện Kết luận số 17 – KL/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức thì tỉnh Gia Lai đã chấm dứt 1.400 giáo viên đang dạy hợp đồng tại các trường học trên địa bàn. Cụ thể, ở một số huyện như: Ia Grai và Chư Pưh đã cắt hợp đồng hơn 350 giáo viên. Do vậy trên địa bàn tỉnh đã xảy ra tình trạng thiếu hụt giáo viên ngày càng trầm trọng.
“Chắp vá” giáo viên
Điều này đã dẫn đến nghịch lý là, trường thì thiếu giáo viên, trong khi nhiều giáo viên lại thất nghiệp. Để lấp chỗ trống của hơn 1.400 giáo viên, ngành giáo dục tỉnh đang phải “chắp vá” bằng cách chuyển giáo viên từ trường thừa sang trường thiếu, thực hiện tăng tiết, tăng giờ để đảm bảo được số tiết quy định.

Việc giáo viên biên chế tăng tiết cũng kéo theo quỹ lương “phình to” hơn so với chi trả cho giáo viên hợp đồng trong 1 năm dự kiến khoảng 10 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với lương giáo viên hợp đồng.
Hình ảnh những giáo viên “cõng chữ” lên đỉnh BYầu
Chia sẻ với chúng tôi về những khó khăn thực tại, ông Phạm Văn Đại – Trưởng phòng GD – ĐT huyện Ia Grai cho biết, vừa qua phòng có hơn 100 giáo viên bị cắt hợp đồng, điều này gây rất nhiều khó khăn cho ngành giáo dục trong việc giảng dạy, buộc các trường phải ghép lớp, giáo viên biên chế phải tăng số tiết. Một số giáo viên dạy trường này không đủ số tiết phải tăng cường qua trường khác để dạy cho đủ.
Tương tự, hiện Phòng GD – ĐT huyện Chư Pưh cũng có hơn 200 giáo viên giảng dạy tại 37 trường học phải cắt hợp đồng. Ông Huỳnh Minh Thuận – Giám đốc Sở GDĐT Gia Lai nói: “Đơn vị đã làm theo quy trình và trách nhiệm của mình trong việc tham mưu, hướng dẫn.
Buộc phải cắt hợp đồng với các giáo viên bản thân tôi rất trăn trở, lấy làm tiếc nhưng không thể làm khác được. Các giáo viên bị cắt hợp đồng phần lớn là giáo viên trẻ, ngành giáo dục cũng muốn tạo điều kiện để các thầy cô cống hiến nhưng không được”.
Theo Danviet.vn

Cựu cán bộ công an sao chép tài liệu mật, tìm cách bán ra nước ngoài

Dương liên lạc với đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia và Đài Á châu tự do để tìm cách bán các tài liệu mật đã sao chép được, lấy tiền đánh bạc.

Ngày 16.4, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hoàng Dương (33 tuổi, nguyên cán bộ Đội 9, phòng 3 Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I (A70, Bộ Công an) 7 năm tù về tội "gián điệp", 1 năm tù về tội "cưỡng đoạt tài sản", tổng hợp hình phạt là 8 năm tù.

HĐXX nhận định Dương có nhiều tình tiết giảm nhẹ, như: bị cáo sinh ra trong gia đình cách mạng, hậu quả vụ án chưa xảy ra... nên tuyên mức án như trên.

Theo cáo trạng, Dương được cơ quan đồng ý cho nghỉ phép từ ngày 29.8 đến ngày 26.9.2016.

Khoảng 20 giờ ngày 18.9.2016, Dương đến trụ sở cơ quan tại TP.HCM, lấy một đĩa CD trắng tại tủ tài liệu của Đội phó Đội 9, rồi vào mạng máy tính nội bộ của Đội 9 sao chép một số tài liệu mật nhằm mục đích mang theo sang Camphuchia, nếu bị cáo đánh bạc thua sẽ dùng tài liệu này bán để kiếm tiền tiếp tục đánh bạc.

Ngày 19.9.2016, Dương đi theo đường tiểu ngạch trốn sang Campuchia để đánh bạc và thua hết tiền.

Từ ngày 22 - 27.9.2016, Dương sử dụng tài liệu trong chiếc đĩa CD để nhắn tin, đe dọa, uy hiếp tinh thần em gái mình là Nguyễn Hoàng Phương và lãnh đạo Đội 9, sau đó đã chiếm đoạt được 5 triệu đồng của ông Dương Danh Kiểm (Đội trưởng Đội 9).

Ngoài ra, trong các ngày 22,29 và 30.9.2016, Dương liên lạc với đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia, Đài Á châu tự do để tìm cách bán các tài liệu mật đã sao chép được, lấy tiền đánh bạc.

Ngày 2.10.2016, Dương bị Công an Campuchia bắt tại sòng bài, bàn giao cho Công an Việt Nam. Trên đường đi, Dương đã bẻ đôi chiếc đĩa CD chứa tài liệu mật.

Ngoài các hành vi trên, theo HĐXX, Dương đã có hành vi: Xuất cảnh trái phép nhưng chưa bị xử lý hành chính về hành vi này; đánh bạc, trộm cắp tài sản, nhưng địa điểm xảy ra phạm tội tại Campuchia nên cơ quan An ninh điều tra không truy cứu trách nhiệm hình sự là đúng pháp luật.

Nguồn Tổng hợp