Chăn chặn tình trạng tự tử tại Phú Thiện bằng cách nào?

Trong vòng 5 năm (từ 2012-2016), trên địa bàn 3 tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk và Kon Tum) đã có hơn 2.259 trường hợp tự tử. Do nhận thức nông cạn, nhiều người dễ dàng tìm đến cái chết như một cách giải thoát. Vấn đề đặt ra là đẩy lùi tình trạng tự tử tại đây bằng cách nào?
Theo kết quả Dự án điều tra cơ bản năm 2017 của Ủy ban Dân tộc về đề tài “Điều tra thực trạng tình hình tự tử trong đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh Tây Nguyên”, trong vòng 5 năm (từ 2012-2016), trên địa bàn 3 tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk và Kon Tum) đã có hơn 2.259 trường hợp tự tử. Trong đó, tỉnh Gia Lai chiếm tỷ lệ cao nhất với gần 1.500 trường hợp, tiếp theo là tỉnh Đắk Lắk với gần 700 trường hợp và tỉnh Kon Tum với gần 200 trường hợp. Thống kê qua từng năm cho thấy, hiện tượng tự tử có xu hướng gia tăng qua các năm ở tất cả các tỉnh và các địa bàn khảo sát.
Chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ nhưng hàng nghìn người ở vùng này đã tự tìm đến giải pháp cực đoan là tự tử, để lại hậu quả không nhỏ cho người thân, xã hội. Hiện tượng tự tử diễn ra tập trung ở một số dân tộc thiểu số như Ba-na, Gia-rai, Ê-đê, Xê-đăng...

Trong đó, dân tộc Ba-na tại tỉnh Gia Lai có số lượng người tự tử cao nhất (757 trường hợp), tiếp đến là dân tộc Gia-rai tại tỉnh Gia Lai (666 trường hợp) và dân tộc Ê-đê tại tỉnh Đắk Lắk (302 trường hợp). 
Trong thời gian qua, tình hình tự tử liên quan đến người DTTS  trên địa bàn huyện Phú Thiện có chiều hướng gia tăng. Qua công tác thống kê trong 04 tháng đầu năm 2018 đã xảy ra 06 vụ tự tử, làm chết 06 người (02 nữ, 04 nam). Độ tuổi chủ yếu từ 20 đến 50 tuổi, trong đó chủ yếu là người DTTS (dân tộc Jrai 05, dân tộc Nùng 01). Thống kê qua từng năm cho thấy, hiện tượng tự tử có xu hướng gia tăng qua các năm. Do nhận thức nông cạn, nhiều người dễ dàng tìm đến cái chết như một cách giải thoát. 
Nguyên nhân các trường hợp tự tử được xác định chủ yếu xuất phát với những lý do hết sức đơn giản như: các nạn nhân đều uống rượu, không làm chủ được hành vi của mình, trong lúc uống rượu cãi nhau gây mâu thuẫn giữa vợ - chồng, cha mẹ và con cái không được giải quyết kịp thời dẫn đến tự tử; một số nạn nhân có tinh thần không ổn định, bi quan trong cuộc sống, dẫn đến chán nản và tìm đến cái chết. Sự nhận thức, trình độ học vấn của một bộ phận quần chúng nhân dân còn hạn chế. Phong tục tập quán lạc hậu....

Hiện tượng tự tử ít xảy ra ở những khu vực trung tâm, chủ yếu diễn ra ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế kém phát triển. Trình độ nhận thức, dân trí và hiểu biết của người dân được xem là một trong những yếu tố tác động đến vấn đề tự tử, trình độ học vấn, dân trí càng cao càng ít thấy tự tử và ngược lại. Người tự tử thường chọn cách kết thúc cuộc sống bằng thắt cổ hoặc uống thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Hầu hết những trường hợp tự tử bằng cách uống thuốc diệt cỏ cháy đều không qua khỏi vì loại thuốc này có lượng độc chất rất lớn. Thuốc này khi uống vào phá hoại lục phủ ngũ tạng của người bệnh. Không có cách nào cứu chữa được. 

Thiết nghĩ để hạn chế được tình trạng tự tử liên quan đến người DTTS trên địa bàn huyện trong thời gian tới cấp ủy, chính quyền địa phương cần làm tốt một số công tác như: Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở cấp huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”, lồng ghép và đưa các nội dung về xây dựng nếp sống văn minh; xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước cộng đồng nhằm từng bước vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa, hạn chế nạn tự tử thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Cấp  ủy, UBND các xã, thị trấn cần phát huy hiệu quả hoạt động của các Tổ hòa giải tại các thôn, làng, Tổ dân phố để kịp thời phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn không để mâu thuẫn kéo dài dẫn đến các trường hợp tự tử xảy ra. Tăng cường công tác tuyên truyền quản lý theo mô hình dòng họ, gia đình để họ là cầu nối trong công tác tuyên truyền, giáo dục cho các thành viên trong gia đình, dòng họ nâng cao nhận thức, sống có ích cho gia đình, dòng họ và xã hội. Đồng thời phát huy hơn nữa vai trò của các già làng, trưởng bản, người uy tín trong cộng đồng để họ cùng chung tay kéo giảm vấn nạn tự tử.

Thường xuyên gần dân, sát dân để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của dân để kịp thời ngăn chặn nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường; rà soát lại các chế độ chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, chăm lo đời sống cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh tuyên truyền từng bước xóa bỏ các tập tục lạc hậu như: tục phạt vạ, tảo hôn, không làm giấy khai sinh cho con, không đăng ký kết hôn, ma lai-thuốc thư

 Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, phòng chống tác hại của rượu bia có ảnh hưởng đến sức khỏe con người và đời sống xã hội. 
Mẹ chết, cha tự tử, 7 năm qua, A Đưng (áo xanh thứ 2 từ trái qua) đã lam
 lũ kiếm tiền nuôi các em (Ảnh minh họa)


Nói gề vấn đề này Bà Nguyễn Thị Tư - Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số, Ủy ban Dân tộc cho biết: “Nguyên nhân của các trường hợp tự tử ở Tây Nguyên rất đa dạng nhưng được chính quyền địa phương xác định chủ yếu xuất phát từ mâu thuẫn gia đình với những lý do hết sức đơn giản và nhỏ nhặt. Nếu như tuyên truyền là giải pháp thường xuyên phải duy trì với các hình thức dễ tiếp thu, không ngừng đổi mới, phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên thì giáo dục kỹ năng sống được xem là giải pháp mang tính lâu dài; song song với hàng loạt biện pháp bổ trợ quan trọng khác trực tiếp ngăn chặn sự gia tăng của tình trạng tự tử như: kiểm soát chất lượng rượu, tình trạng uống rượu của bà con hoặc đẩy nhanh việc cấm bán các loại thuốc bảo vệ thực vật gây tử vong cao… sẽ góp phần đẩy lùi tình trạng tự tử tại Tây Nguyên”.

Sùng A Pèo@ sưu tầm

"Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ" tại Gia Lai truyền bá mê tín dị đoan

Ngày 11.5, Công an (CA) tỉnh Gia Lai đã phát thông báo, khuyến cáo người dân tỉnh Gia Lai tránh bị dụ dỗ tham gia vào Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ.

Theo CA tỉnh Gia Lai, "Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ" xuất hiện tại địa phương từ năm 2016. Nhóm khoảng 40-50 người tự xưng là thành viên “Hội thánh Đức Chúa Trời” không có nơi ở ổn định, mà tỏa đi các huyện huyện Ia Grai, Chư Sê, Chư Prông, TP.Pleiku... để lôi kéo, nói chuyện, chia sẻ về “Lễ vượt qua”, rao giảng về cái gọi là "Sự tồn tại và được Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ bảo vệ, che chở".
Nhóm đối tượng đi "truyền đạo" đã bị quần chúng nhân dân Gia Lai vạch rõ mê tín dị đoan, hoạt động trái phép.
Tại Gia Lai, các tín đồ theo “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” được "khuyên" uống "nước thánh", "ăn bánh thánh", để không nghe theo lời khuyên của gia đình, xã hội, không thờ cúng tổ tiên, đập bỏ bát hương, không có cha mẹ..., và phải đóng 1/10 số tiền thu nhập trong tháng cho “nhóm trưởng” để “dâng Đức Chúa Trời Mẹ” nhưng không biết số tiền sử dụng vào việc gì, cho ai.
Công an Gia Lai cảnh báo "Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ" truyền bá mê tín dị đoan. Ảnh ĐÌNH VĂN

"Với những luận điệu hết sức vô lý như vậy nhưng một số người nhẹ dạ, cả tin đã bị lôi kéo, tin theo. Những người lôi kéo, dụ dỗ người khác sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Khi phát hiện hoạt động của nhóm hội này, nhân dân cần tích cực đấu tranh và thông báo cho chính quyền nơi gần nhất để có biện pháp ngăn chặn, xử lý", văn bản khuyến cáo của CA Gia Lai.
Theo tìm hiểu của PV Báo Lao Động, các thành viên của Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ có đối tượng cầm đầu, dẫn dắt "truyền đạo" mang tính cực đoan, phản khoa học với các luận điệu “Sắp đến ngày tận thế, Đức Chúa Trời Mẹ thương xót nên mới đi tìm con cái cứu rỗi, ai may mắn sẽ được Đức Chúa Trời cứu, ai không nghe theo sẽ bị hủy diệt, ai muốn được cứu thì đến để làm lễ vượt qua”, “Tin theo Đức Chúa Trời để khi chết được lên thiên đàng, không làm gì cũng sống sung sướng”, “chỉ sống cho riêng mình, từ bỏ gia đình".

Theo Đình Văn. Báo lao động
Bài viết gốc được đăng tải trên Báo Lao Động tại đây:
https://laodong.vn/phap-luat/cong-an-gia-lai-canh-bao-hoi-thanh-duc-chua-troi-me-truyen-ba-me-tin-di-doan-606552.ldo

Bí thư cấp ủy không là người địa phương: Sẽ thực hiện ngay sau Hội nghị Trung ương 7

Theo Ban soạn thảo Đề án Trung ương 7 về công tác cán bộ, đến nhiệm kỳ 2020-2025 sẽ thực hiện dứt điểm chủ trương này trên toàn quốc.
Một trong những giải pháp đột phá trong công tác cán bộ những năm tới là triển khai nhất quán chủ trương Bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương, khuyến khích thực hiện đối với các chức danh khác, nhất là chức danh Chủ tịch UBND. Nội dung này nhận được sự ủng hộ khá cao tại Hội nghị Trung ương 7 khóa XII. Vậy từ trước đến nay, chúng ta triển khai chủ trương trên như thế nào và đến bao giờ, 100% Bí thư cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương?
Hà Tây (cũ) được chọn thí điểm đầu tiên
Từ khóa IX (2000-2005) đến nay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều kết luận để đẩy mạnh việc thực hiện luân chuyển cán bộ kết hợp với chủ trương bố trí cán bộ lãnh đạo các cấp không là người địa phương.
Cụ thể, tại thời điểm từ năm 2000-2005, Bộ Chính trị đã thực hiện thí điểm chủ trương luân chuyển, bố trí 6 chức danh cán bộ của tỉnh Hà Tây (cũ) không phải là người địa phương gồm: Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND, Giám đốc Công an, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân. Việc luân chuyển đồng thời 6 chức danh cán bộ không phải người địa phương đã tạo ra phong trào, khí thế mới. Đây cũng là cơ sở để địa phương này luân chuyển, thay đổi cán bộ cấp huyện, cấp xã … Việc lựa chọn cán bộ đi luân chuyển được tiến hành chặt chẽ. Đó là những cán bộ có năng lực, triển vọng, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu khó khăn…
Tỉnh Hà Tây lúc đó là địa phương có nhiều lợi thế nhưng kinh tế phát triển chậm, có biểu hiện trì trệ, mất ổn định, nhất là tình hình an ninh, trật tự, tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp, chống người thi hành công vụ liên tiếp xảy ra ở một số nơi. Hiệu lực của bộ máy chính quyền, vai trò của chi bộ, đảng bộ, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở một số nơi bị vô hiệu hóa, trở thành điểm nóng về an ninh nông thôn. Niềm tin của nhân dân vào các cấp ủy đảng và lãnh đạo tỉnh giảm sút. Sau một thời gian thực hiện việc luân chuyển cùng lúc 6 chức danh tại địa phương này, kết quả là tình hình mất ổn định, trì trệ trong phát triển kinh tế-xã hội của Hà Tây đã được tháo gỡ.
Cán bộ cấp ủy không là người địa phương: Đã thực hiện liên tiếp trong 4 khóa
Cũng kể từ nhiệm kỳ khóa IX đến nay (từ năm 2000), hàng trăm cán bộ đã được luân chuyển về các địa phương, trong đó nhiều người giữ vị trí cao nhất (Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy).
Nhiệm kỳ 2000-2005, Trung ương đã luân chuyển 23 cán bộ, trong đó bố trí 16 trên tổng số 64 Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy không là người địa phương (chiếm 25%). Sau luân chuyển, 15 cán bộ được bố trí chức vụ cao hơn, trong đó có 5 người được bầu vào Bộ Chính trị.
Nhiệm kỳ 2005-2010, Trung ương đã luân chuyển 39 cán bộ, trong đó bố trí 16 Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy không là người địa phương. Sau luân chuyển, 14 người được bố trí chức vụ cao hơn, trong đó 1 người được bầu vào Ban Bí thư (ông Nguyễn Hòa Bình), 1 người làm Phó Chủ tịch nước (bà Đặng Thị Ngọc Thịnh) và 1 người làm Phó Thủ tướng (ông Vũ Đức Đam).
Nhiệm kỳ 2010-2015: Trung ương đã luân chuyển 57 cán bộ, trong đó bố trí 16 Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy không là người địa phương. Sau luân chuyển, 12 cán bộ được bố trí chức vụ cao hơn, trong đó có 2 cán bộ được bầu vào Bộ Chính trị (ông Phạm Minh Chính, ông Võ Văn Thưởng).
Từ đầu nhiệm kỳ 2015-2020 đến nay, Trung ương đã luân chuyển, bố trí và phân công 11 Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy không là người địa phương, trong đó có 3 Ủy viên Bộ Chính trị.
Đối với chức danh Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021, Trung ương đã luân chuyển 4 người không phải là người địa phương.
Ở cấp huyện, chỉ riêng nhiệm kỳ 2010-2015, có hơn 40% Bí thư huyện ủy, hơn 47%  Chủ tịch UBND huyện không là người địa phương. 24 tỉnh, thành phố có trên 50%, trong đó có 8 tỉnh, thành phố trên 75% bí thư không là người địa phương, 25 tỉnh, thành phố có trên 50% chủ tịch huyện không là người địa phương.
Ông Phạm Minh Chính – Trưởng ban Tổ chức T.Ư  trao quyết định phân công của Bộ Chính trị cho ông  Nguyễn Quang Dương – Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan trung ương – giữ chức vụ  Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu nhiệm kỳ 2015-2020.  Ông Nguyễn Quang Dương quê tại Hoài Đức, TP Hà Nội.

Công an, quân đội, Viện kiểm sát nhân dân cũng tiến hành luân chuyển
Cùng với việc luân chuyển cán bộ cấp ủy không là người địa phương, trong những năm qua, Quân ủy Trung ương cũng đã tiến hành bố trí 35% Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và trên 60% Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố không là người địa phương. Đảng ủy Công an Trung ương đã luân chuyển hơn 3100 cán bộ các cấp, trong đó bố trí 43/63 Giám đốc Công an tỉnh, 701/710 Trưởng Công an cấp huyện không là người địa phương. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng đã luân chuyển 16 cán bộ ở cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về làm Viện trưởng, phó Viện trưởng ở cấp tỉnh, luân chuyển 466 cán bộ phòng nghiệp vụ cấp tỉnh về làm Viện trưởng, Viện phó cấp huyện.
Ngăn chặn tình trạng cục bộ, người nhà, người thân, lợi ích nhóm
Theo đánh giá của Ban soạn thảo Đề án Trung ương 7 về công tác cán bộ, hơn 3 nhiệm kỳ qua, tỷ lệ bố trí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy không là người địa phương chưa nhiều. Tuy nhiên, kết quả cho thấy, việc thực hiện chủ trương này là đúng đắn và có hiệu quả. Tại các hội nghị, hội thảo góp ý cho Đề án Trung ương 7 về công tác cán bộ, hầu hết các Bí thư Tỉnh ủy đều đánh giá tốt và đề nghị thực hiện nhất quán, đồng thời cả chức danh Bí thư cấp ủy và Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương.
Thực tiễn cho thấy, cán bộ không là người địa phương có nhiều ưu điểm và thuận lợi hơn trong công tác, nhất là phòng ngừa rủi ro, ngăn chặn được tình trạng cục bộ, người nhà, người thân, lợi ích nhóm, làm ảnh hưởng tới công tác cán bộ và điều hành các hoạt động kinh tế- xã hội ở địa phương. Cán bộ tại chỗ dù có khách quan, có muốn liêm khiết, đôi khi cũng khó thực hiện vì bị tác động bởi các mối quan hệ sẵn có. Vì thế, để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và có sức lan tỏa lớn, Đề án chỉ tập trung vào chức danh Bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương để quyết tâm thực hiện bằng được; đồng thời khuyến khích thực hiện đối với các chức danh khác. Thực tế thì các nước xung quanh, có cùng thể chế với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, họ đã thực hiện việc này từ lâu.
Ông Phạm Minh Chính- Trưởng Ban Tổ chức TƯ trao quyết định của Bộ Chính trị điều động ông Lại Xuân Môn – Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng nhiệm kỳ 2015- 2020. Ông Lại Xuân Môn quê ở Nam Định. Ảnh: Chinhphu.vn

Ngay sau Hội nghị Trung ương 7 sẽ triển khai chủ trương nhất quán bí thư cấp ủy không là người địa phương
Theo Ban soạn thảo Đề án, mục tiêu đặt ra là đến năm 2020, cơ bản bố trí Bí thư cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương. Đến nhiệm kỳ 2020-2025 sẽ thực hiện dứt điểm chủ trương này trên toàn quốc.
Theo đó, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tổ chức cấp ủy các cấp phải nhanh chóng, kịp thời, quyết tâm cao độ, tham mưu cho cấp ủy các cấp, Bộ Chính trị, Ban thường vụ các tỉnh xem xét, đánh giá toàn thể đội ngũ cán bộ trong quy hoạch dự nguồn để xem xét, chuẩn bị nhân sự thật sớm chứ không phải đợi đến năm 2019-2020 mới bắt đầu xây dựng phương hướng công tác nhân sự, tiến hành bố trí, phân công. Công việc này sẽ được tiến hành ngay sau khi có Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, bắt tay ngay vào việc sắp xếp, tính toán phương án nhân sự. Có thể đến Đại hội sắp tới, có cán bộ vẫn được bầu ở địa phương nhưng sau Đại hội sẽ đi luân chuyển để thực hiện đúng chủ trương của Đảng.
Việc bố trí con người phải được thực hiện trên tinh thần xem xét, lựa chọn, bố trí chặt chẽ và quan trọng nhất là chọn đúng người, có phẩm chất, năng lực, uy tín, đủ sức gánh vác nhiệm vụ khi được giao phó.
Theo tiêu chuẩn về cán bộ, nhất  là cán bộ cấp chiến lược, yêu cầu đặt ra là: Cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp trên phải kinh qua lãnh đạo chủ chốt cấp dưới. Như vậy, việc luân chuyển trở thành yêu cầu bắt buộc. Thứ hai, đã luân chuyển phải là cấp trưởng vì đó là cấp ra quyết định.
Ban Tổ chức Trung ương sẽ tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư để thực hiện việc bố trí các chức danh Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy không là người địa phương. Các chức danh Phó Bí thư và Chủ tịch tỉnh thì trình Ban Bí thư. Ban thường vụ Tỉnh ủy sẽ bố trí Bí thư huyện không là người địa phương.
Đại diện Ban soạn thảo Đề án Trung ương 7 về công tác cán bộ cho biết, hiện nay, nguồn quy hoạch tất cả các Tỉnh ủy, Thành ủy, các bộ, ban ngành đã có sẵn bởi chúng ta đã có quy hoạch Ban chấp hành Trung ương. Quan trọng nhất là đánh giá chính xác cán bộ và phải lựa chọn đúng cán bộ, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Như vậy, vai trò tham mưu, thẩm định, khảo sát cán bộ là rất quan trọng./.
Theo Hương Giang/VOV, nguồn thongtinchongphandong.com

Những luận điệu xuyên tạc của bè lũ phản động

Sau 43 năm đất nước được thống nhất, cũng là ngần ấy năm bè lũ phản động chống phá tìm cách chia rẽ dân tộc, dẫm đạp lên những công lao của ông cha ta – những người đã ngã xuống vì nền độc lập của đất nước. Chúng luôn đưa ra hàng loạt những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt nhằm gây mất niềm tin trong nhân dân vì thế, dưới đây là một số lời bịa đặt của chúng.


hình minh họa














1. Cờ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là cờ Phúc Kiến (Trung Quốc), tiếp đó là câu chuyện bịa đặt bác Hồ sử dụng cờ Phúc Kiến để làm Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, điều đó là hoàn toàn không phải là sự thật, hiện nay không có bằng chứng cụ thể nào được xác minh là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sử dụng cờ Phúc Kiến.


2. Việt Nam Cộng hòa (VNCH) một mình chống lại khối Xã hội Chủ nghĩa, một điều chứng tỏ cái ngu kinh điển của bè lũ VNCH. Thậm chí, trong rải truyền đơn của chúng gửi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTGPMNVN) công nhận Mỹ, Đại Hàn, Úc,… cùng nhiều đồng minh khác đang chống lại quân Giải phóng.



3. Việt Nam không phát triển dưới sự lãnh đạo độc tài của Đảng Cộng sản Việt Nam, và sự thật không phải như vậy dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta đã dành được độc lập, tự do và thống nhất dân tộc. Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, xây dựng Đảng, chúng ta đã đạt được rất nhiều thành tựu. Trong đó, Việt Nam thuộc một trong những nước phát triển nhanh nhất thế giới (GDP 2017 khoảng 6,81% so với Mỹ khoảng 2%/năm). Trong đó, ta không phủ nhận rằng có những vùng vẫn còn nghèo đói, khó khăn và điều đó đang được lãnh đạo Đảng, Nhà nước cải thiện bước đầu có kết quả khả quan, tỷ lệ nghèo đói ở nước ta giữ ở mức thấp khoảng 8,4%, lạm phát không quá 3%.

4. Nhân dân miền Nam không cần “Giải phóng”. Việc chúng nói điều đó là không thể hiện điều gì vì chúng không thể hiện tiếng nói của nhân dân miền Nam Việt Nam. Ngay khi quân Giải phóng tràn xuống miền Nam thì nhân dân cùng với quân Giải phóng đứng dậy chống lại chế độ ngụy quyền Sài Gòn. Việc người dân miền Nam chạy trốn khỏi miền Nam Việt Nam thời đó là do tin lời bịa đặt của đế quốc xâm lược cho rằng: “Cộng sản sẽ tàn sát 200.000 người dân miền Nam” thực chất không có vụ tàn sát nào xảy ra.

5. Bán nước cho Tàu cộng, sử dụng chữ Tàu cộng. Chúng đưa ra một số bằng chứng cho rằng tờ tiền nước ta phát hành những năm 1945-1950 có in chữ Trung Quốc hoàn toàn không phải là sự thật. Chữ Trung Quốc trên tờ tiền đó chính là chữ Nôm của dân tộc. Thời đó, vẫn còn nhiều người chưa nói rõ ràng tiếng Việt (ngày nay) được, họ vẫn sử dụng chữ Nôm như một ngôn ngữ giao tiếp vì vậy, Nhà nước cho in chữ Nôm để người dân có thể hiểu và sử dụng dễ dàng hơn. Còn việc “bán nước cho Tàu cộng” là một luận điệu vô căn cứ, chúng ta đã đuổi chúng vào năm 1979 khi chúng bành trướng ở biên giới phía Bắc. Đến năm 1988, ta lại đánh đuổi chúng khi chúng cố tình chiếm giữ 3 đảo ở Trường Sa, nhưng ta mất 1 đảo do hỏa lực mạnh, các tàu lúc đó là tàu vận tải phục vụ xây dựng các bãi đá. Còn chúng, năm 1974 tàu HQ-10 của VNCH chạy rẽ khói khi gặp những tàu chiến hạng nhẹ của Trung Quốc, chúng dâng Hoàng Sa cho Trung Quốc. Ở vùng biển phía Nam, khi quân Khmer Đỏ xâm chiếm đảo chúng không phản kháng gì, vì vậy, nhiều đảo của ta nằm trong tay Khmer Đỏ. Một số bằng chứng khác cho rằng ta theo Trung Quốc, ta theo là theo con đường giải phóng và thống nhất dân tộc, chứ không phải theo người Trung Quốc để biến nước ta thành thuộc địa của Trung Quốc, bất cứ con đường nào sáng suốt để giải phóng, thống nhất dân tộc đều được chúng ta học hỏi, áp dụng.

6. Rước người Trung Quốc về xây dựng nhà ở, nhà máy ở Việt Nam. Chúng ta đang sống trong giai đoạn hội nhập, mở cửa thị trường cũng như chào đón vị khách quốc tế thăm và ở lại làm việc tại Việt Nam. Việc người nước ngoài – bất cứ nước nào ở lại làm việc và giúp đỡ Việt Nam phát triển là điều vô cùng trân trọng. Thậm chí, ta sẽ cho họ những đặc quyền cao để họ giúp đất nước ta. Nhưng không đánh đổi với nó là chủ quyền dân tộc như “ai kia” dâng Hoàng Sa năm 1974.

7. Tư tưởng bài Tàu nhưng không bài Mỹ của lũ phản động. Bất kể Trung Quốc hay Mỹ đều là những kẻ từng xâm lược Việt Nam, chúng luôn có tham vọng làm bá chủ thế giới, kiểm soát bất cứ quốc gia nào hay thậm chí sử dụng vũ lực để can thiệp nội bộ và vu khống bất kỳ quốc gia nào, nếu có thời cơ chúng sẽ sẵn sàng ra tay và thôn tính nước ta. Vì thế, chúng ta không nên có tư tưởng bài Tàu nhưng không bài Mỹ mà phải đề phòng với bất cứ quốc gia nào, luôn sẵn sàng bảo vệ chủ quyền dân tộc. Chúng ta sẽ cho họ vào nước ta để giúp nước ta văn minh phát triển nhưng không để họ can thiệp nội bộ và sử dụng chủ quyền của ta trái phép.

8. Về vấn đề tham nhũng, độc tài, độc đoán. Tham nhũng có ở mọi quốc gia, không kể tư bản hay chủ nghĩa xã hội. Tham nhũng có thể ở bất cứ dạng nào (tham khảo tại: http://cpdvn.com/phan-bien-tranh-luan/tham-nhung.html), không kể quốc gia nào, vì thế chiến dịch chống tham nhũng dưới sự chỉ huy của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang nóng hơn bao giờ hết, nhiều cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, các bộ ngành liên quan bị đưa ra ánh sáng với các hành vi phạm tội của mình, gây mất niềm tin trong nhân dân, ảnh hưởng tới uy tín của Đảng, Nhà nước. Vấn đề độc tài, độc toán tham khảo tại: http://cpdvn.com/phan-bien-tranh-luan/dang-cong-san-viet-nam-la-doc-tai-doc-doan-mat-dan-chu.html

9. Các nhà hoạt động “dân chủ, nhân quyền” là những tổ chức dân sự nhưng lại có mục đích chống phá nhà nước, được bảo trợ bởi các tổ chức phản động trong và ngoài nước. Việc đòi dân chủ, nhân quyền là điều cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân. Nhưng không có nghĩa là sử dụng nó để chống phá nhà nước, lật đổ chính quyền nhân dân bằng những chứng cớ xuyên tạc, ngụy biện không được công nhận bởi các tổ chức có thẩm quyền.

10. Vấn đề Mậu Thân năm 1968 tại Huế. Hiện nay, có rất ít tài liệu về vụ việc này, hai bên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và VNCH, Mỹ vẫn thường đổ lỗi cho nhau về Huế. Nhiều tài liệu cho rằng* phía Mỹ đã dùng hỏa lực hạng nặng để bắn phá các tòa công sở, nơi tập trung đông dân cư. Vì thế, việc này chỉ có thể được ghi lại qua con mắt những nhân chứng thời đó. Còn việc Việt Cộng đơn phương phá bỏ lệnh ngừng bắn, đó là lợi dụng thời cơ, cơ hội để đánh rằn mặt Mỹ-ngụy, là một đòn tấn công thúc ép Mỹ ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam** (1973).
* Tài liệu chưa được xác thực. Vấn đề này vẫn thường xảy ra tranh cãi gay gắt.

11. Chất độc dioxin là bằng chứng cho thấy tội ác của quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, chất độc dioxin vẫn được thường gọi là chất độc màu da cam gây cái chết cho nhiều người, chúng còn di truyền đến các thế hệ sau gây biến dị, chính những cựu chiến binh Mỹ và Việt Nam công nhận chúng là chất độc giết người. Còn bè lũ phản động cho rằng nó có thể gội đầu và uống được, trong rải truyền đơn của chúng thì chúng cho rằng đó chỉ là thuốc diệt cỏ đi khai hoang đất đai.

Trên đây là một số vấn đề cũng như lời nói bịa đặt, xuyên tạc của bè lũ phản động chống phá chính quyền đưa ra.

Sùng A Pèo  - Nguồn Sưu tầm.

Biển Đông: Trung Quốc lén lút triển khai tên lửa ở Trường Sa của Việt Nam

Báo chí quốc tế và trong nước đang nói về Trung Quốc lén lút trang bị tên lửa tấn công ra các đảo nhân tạo ở Trường Sa. Nếu thông tin trên là đúng, Trung Quốc đang xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và đang đe dọa tới hòa bình, ổn định ở khu vực.

Trên tờ Giáo dục Việt Nam, tác giả Hồng Thủy nói, "Trung Quốc lắp đặt bất hợp pháp tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B và hệ thống tên lửa phòng không HQ-9B là một bước leo thang đáng kể quân sự hóa Biển Đông". Các nguồn tin cho hay, tên lửa hành trình chống hạm và tên lửa phòng không đã được Trung Quốc bố trí lên các đảo nhân tạo ở Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn.

Đài CNBC ngày 2/5 (3/5 giờ Hà Nội) đưa tin, Trung Quốc đã lặng lẽ cài đặt (bất hợp pháp) tên lửa hành trình chống hạm và hệ thống tên lửa phòng không trên 3 đảo nhân tạo họ xây dựng (trái phép) ở quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).
Đánh giá của báo cáo tình báo Hoa Kỳ cho thấy, các hệ thống tên lửa này mới được cài đặt trong vòng 30 ngày qua. Động thái này cho phép Bắc Kinh tiếp tục tăng cường quân sự hóa và khả năng kiểm soát khu vực.

Việc lắp đặt tên lửa diễn ra sau khi cài đặt các thiết bị tác chiến điện từ gây nhiễu quân sự, có thể được sử dụng để làm gián đoạn các hệ thống truyền thông và ra đa đối phương.
Lắp đặt hệ thống tên lửa hành trình chống hạm và tên lửa phòng không tại các địa điểm thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc đã tiếp tục leo thang thêm một mới nhằm kiểm soát hoàn toàn Biển Đông, nhất là vì những tên lửa này được cho là nhằm mục đích tấn công, chứ không hề mang tính phòng thủ hay tự vệ.

Theo kênh truyền hình Mỹ CNBC, loại tên lửa mà Trung Quốc bố trí trên ba đảo nhân tạo Đá Chữ Thập, Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn là tên lửa chống hạm YJ-12B, có thể bắn trúng tàu thuyền trong phạm vi 400 km, và tên lửa địa đối không tầm xa HQ-9B, có thể bắn hạ các phi cơ hay tên lửa trong phạm vi 200 km. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc bố trí các tên lửa ở khu vực Trường Sa. Các hệ thống tên lửa tương tự đã được Bắc Kinh lắp đặt ở quần đảo Hoàng Sa.

Trả lời kênh CNBC, ông Greg Poling, chuyên gia về Biển Đông tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS, Washington, nhận định: "Có thể xem là Trung Quốc đang vượt qua một ngưỡng quan trọng. Các dàn tên lửa đó rõ ràng là một mối đe dọa tấn công đối với các bên tranh chấp khác, đồng thời đưa Trung Quốc gần thêm đến mục tiêu kiểm soát hoàn toàn vùng biển và vùng trời ở Biển Đông". Chuyên gia Poling nhấn mạnh, giờ đây, bất kỳ tàu bè hay phi cơ hoạt động gần khu vực Trường Sa đều nằm trong tầm bắn của tên lửa Trung Quốc.

Hiện chưa biết Bắc Kinh triển khai bao nhiêu tên lửa ở Trường Sa, nhưng với động thái này, một kịch bản tấn công cướp đảo có thể xảy ra như họ đã từng làm. 

Theo dự báo của bà Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp về châu Á của CSIS, sau tên lửa, bước kế tiếp sẽ là triển khai chiến đấu cơ, giống như Trung Quốc đã làm ở Hoàng Sa.

Về phản ứng của Hoa Kỳ, sau khi có thông tin nói trên, phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders hôm qua tuyên bố: "Chúng tôi biết rất rõ việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông. Chúng tôi đã trực tiếp nêu với phía Trung Quốc các mối quan ngại của chúng tôi". Bà Sanders cảnh cáo Bắc Kinh là "sẽ có những hậu quả trong ngắn hạn và dài hạn" do việc triển khai tên lửa.

Về phần nước Úc, ngoại trưởng Julie Bishop hôm nay cũng cảnh cáo Trung Quốc về việc triển khai tên lửa ở Trường Sa. Bà Bishop tuyên bố: "Nếu thông tin báo chí là đúng thì chính phủ Úc sẽ rất quan ngại, vì điều này trái với cam kết của Trung Quốc là sẽ không quân sự hóa các thực thể đó". Ngoại trưởng Úc cho rằng mọi hành động quân sự hóa các thực thể ở Biển Đông đều đi ngược lại vai trò của Trung Quốc với tư cách một trong năm thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Trong khi đó, tại Manila hôm nay, phát ngôn viên phủ tổng thống Philippines, Hary Roque, cũng bày tỏ mối quan ngại về thông tin Trung Quốc triển khai tên lửa ở Trường Sa. Nhưng ông Roque tin tưởng rằng những tên lửa đó "không nhắm vào Philippines", vì quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh đã được cải thiện đáng kể trong thời gian qua.

Theo Cuteo@-Trelang

Khi tiếng hô 'Công an đánh người' càng lớn, kinh hãi nhận ra côn đồ trỗi dậy khắp nơi

 Khi tiếng hô “công an đánh dân” ngày càng phổ biến cũng là lúc người lương thiện kinh hãi nhận ra côn đồ đã bủa vây họ tứ bề.
Lãnh đạo Công an tỉnh Cà Mau hôm qua công bố việc xử lý kỷ luật một loạt cán bộ chiến sỹ liên quan đến vụ “dùng gót giày đạp vào ngực dân”.
Theo đó, người CSGT trực tiếp “đạp vào ngực dân” và đội trưởng đội CSGT thuộc Công an huyện Thới Bình (Cà Mau) bị kỷ luật hạ bậc thi đua, điều chuyển công tác. Một chiến sỹ khác trong tổ công tác cũng bị kỷ luật, hạ bậc thi đua. Trưởng và phó trưởng Công an huyện cũng bị nhắc nhở, phê bình, yêu cầu rút kinh nghiệm.
Khi tiếng hô 'Công an đánh người' càng lớn, kinh hãi nhận ra côn đồ trỗi dậy khắp nơi
Nhiều trường hợp cảnh sát trấn áp hoặc hành động theo sự cho phép của pháp luật đối với
 những kẻ vi phạm vẫn bị gọi là “Công an đánh người”, “Công an đánh dân”.

Sự việc bắt nguồn từ việc một người đàn ông trung niên đi nhậu về, gặp tổ CSGT, bị tổ công tác yêu cầu đo nồng độ cồn, lập biên bản, giữ xe. Người đàn ông này lao đến xô ngã một CSGT và bị viên cảnh sát đạp vào ngực. Sau đó người đàn ông tố cáo hành vi này của tổ công tác khiến anh ta phải nhập viện.
Thật kinh ngạc khi CSGT thi hành công vụ lại bị xử lý kỷ luật. Cái sai đã thắng cái đúng. Một kẻ say rượu, lao vào cảnh sát giằng co, ở đây có thể được hiểu là hành động chống đối nhân viên công lực đang thừa hành nhiệm vụ buộc người cảnh sát này phải phản ứng.

Hành động phản ứng đó có thể quá đà, nhưng có đến mức phải xử lý như vậy? Và thước đo luật pháp nào để kết luận rằng chiến sỹ và tổ CSGT có sai phạm? Hay đó là sự xử lý theo cảm tính; do sức ép của dư luận, vốn phần lớn là những người luôn coi lực lượng công an, lực lượng bảo vệ pháp luật là đối kháng, bất kể họ đúng sai ra sao. Cũng từ đây, cụm từ “Công an đánh dân”, “Công an đánh người” đã trở nên thông dụng hơn bao giờ hết.
Phải thừa nhận, trong không ít trường hợp, cụm từ trên phản ánh đúng vấn đề khi nhân viên công lực hành hung nạn nhân khi họ không hề chống cự hoặc không thể chống cự.
Nhưng trong đa số trường hợp, cả trên báo chí và cả khi người viết bài được tận mắt nhìn thấy, cảnh sát trấn áp hoặc hành động theo sự cho phép của pháp luật đối với những kẻ vi phạm vẫn bị gọi là “Công an đánh người”, “Công an đánh dân”.
Với cách xử lý đầy cảm tính, mang tính đối phó, làm yên dư luận, thử hỏi những người thừa hành công vụ trong lực lượng công an sẽ nhụt chí đến mức nào?
Họ sẽ ko còn tinh thần đối phó tội phạm bởi họ có thể đang từ nhân viên thực thi công vụ trở thành kẻ tội đồ. Họ sẽ mang tâm lý: Thôi tránh cho lành, chẳng phải đầu thì phải tai.
Đây cũng là lý do chính giải thích cho việc tại sao côn đồ ngày càng lộng hành, càng coi thường lực lượng bảo vệ pháp luật, bảo vệ sự bình yên cuộc sống.
Những tên côn đồ du thủ du thực, trẻ có, già có, trâng tráo, ngông nghênh, ngang nhiên thoá mạ các chiến sỹ công an phường đang làm nhiệm vụ trên đường Trường Chinh (Hà Nội) mới đây là điển hình cho sự bạc nhược, yếu mềm của lực lượng bảo vệ pháp luật lẽ ra phải đầy uy lực trước cái ác, trước hành vi vi phạm pháp luật.
Những kẻ đó ở các nước có kỷ cương, chắc chắn, ít nhất, đã bị quật ngã và phải trả giá rất đắt cho hành động ngông cuồng, coi thường pháp luật. Chứng kiến sự hung hăng, coi thường pháp luật, coi thường những người thực thi pháp luật ở đó, có ai dám chắc rằng một ngày nào đó chúng sẽ không sẵn sàng lao vào giết người lương thiện như những con dã thú vì một va chạm nhỏ trên đường?
Những người lương thiện, hiền lành và những người có lương tri tất thảy đều mong một lực lượng công an hùng mạnh, đầy trách nhiệm, đầy uy lực trước sự trỗi dậy của côn đồ ở khắp nơi trên đất nước này.
Muốn vậy, lực lượng công an phải thực sự trong sạch, không còn những Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hoá và những con sâu lớn có, bé có lúc nhúc đang ngày ngày làm xói mòn niềm tin của người dân.
Video: Côn đồ trâng tráo, ngang ngược thách thức nhân viên công lực thi hành nhiệm vụ trên đường Trường Chinh (Hà Nội). Không ai dám chắc, một ngày nào đó những tên côn đồ này sẽ không lao đến như dã thú giết người lương thiện chỉ vì va chạm nhỏ trên đường. 

Theo Hải Hà - Nguồn VTC