XIN ĐỪNG SỐNG ẢO ĐỂ CHẾT THẬT

Vừa qua Vụ việc nữ sinh H.T.L. học sinh lớp 11C12, trường THPT Nguyễn Đức Mậu, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) tự tử tại ao nước trước nhà do phát tán clip L. và bạn trai hôn nhau tại lớp học đã dấy lên một hồi chuông báo động về thực trạng hiện nay: "Sống ảo mà chết thật". Sau mỗi cái chết, câu chuyện nóng lên vài ngày rồi lại rơi vào quên lãng. Chỉ có những người thân, người dứt ruột sinh ra các em mới thực sự đau lòng, ám ảnh về cái chết của những đứa trẻ.
Hình ảnh L và bạn trai hôn nhau trong lớp bị phát tán trên MXH

                                 Nguồn: Internet                            

Không phải đây là lần đầu tiên xảy ra câu chuyện đau lòng liên quan đến những bình luận trên facebook Gõ từ khóa “Tự tử do trang mạng xã hội” trên google.com.vn, chỉ 0,60 giây đã cho gần 6 triệu kết quả. Những ưu việt mà mạng xã hội mang lại là không thể phủ nhận, tuy nhiên, đằng sau đó là những hệ lụy. Có thể, cư dân mạng khi đăng tải hình ảnh, Clip không có chủ đích phê phán nhân vật trong clip, hình ảnh, mà chỉ để cho vui hoặc để câu Like, câu View thể hiện đẳng cấp quý sờ tộc hoặc để “làm ăn lớn” bán hàng online…, các con giời (cư dân mạng) tương tác, tiếp cận bài viết không ngần ngại bình luận, chê bai, chửi bới, chưa hiểu rõ bản chất sự việc đã vội “phán”  như thánh sống kiểu tay nhanh hơn não.

Ảnh Internet 

 Vậy cư dân mạng tay nhanh hơn não là ai? Họ có quyền năng gì mà ghê gớm đến vậy: 

Cư dân mạng là tôi, là bạn, là những  thành viên của những mạng xã hội, sử dụng mạng xã hội Facebook, Zalo, Mail, Yahoo…., bên cạnh những người sử dụng mạng xã hội lành mạnh, có ích như giao lưu, kết bạn, học tập, chia sẻ… thì bên cạnh đó có một bộ phận không nhỏ cư dân mạng “tay nhanh hơn não” phát ngôn gây tranh cãi, gây sốc, tung ảnh khỏa thân, phát tán ảnh hoặc clip về cảnh giường chiếu, cảnh đánh nhau viết tâm thư đặng lên mạng, giả gái, ăn mặc hở hang, tuyên bố đồng tính, nói xấu đời tư người khác và nhiều chiêu trò khác thông qua các mạng xã hội gây xôn xao, sửng sốt cho cư dân mạng từ đó tạo hiệu ứng xã hội rất lớn và qua làm nổi bật tên tuổi của mình nhằm thỏa mãn cái tôi cá nhân mà không thèm đếm xỉa đến hậu quả của nó mang lại.

Bởi họ nghĩ rằng, họ có quyền bình luận, có thể là "phán xét" miễn sao không vi phạm pháp luật. Nhưng những bình luận vô tình, thậm chí là ác ý đã đẩy một người nào đó vào con đường cùng.
Nữ sinh tự tử do bị ghép hình hở hang trên mạng và 
các bình luận ác ý của cư dân mạng: Nguồn Internet
Nạn nhân của các vụ ném “gạch đá” trên mạng xã hội ở đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi Người lớn khi gặp vấn đề mà nhận “gạch đá” từ các “anh hùng bàn phím” nhiều khi còn không chịu nổi, có người sinh bệnh trầm cảm, phát điên, thì những bộ óc non nớt, chưa hề có kinh nghiệm, bản lĩnh trong cuộc sống làm sao có thể chịu đựng được

Vậy để làm sao để trở thành cư dân mạng có văn hóa:

Trước tiên chúng ta phải chắt lọc thông tin, nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều để có cái nhìn khách quan nhất. đừng bao giờ “ném đá” bất kỳ ai. “Vì sẽ làm méo mó hình ảnh của bản thân. Không chỉ vậy, còn khiến người khác bị tổn thương tinh thần. Và mạng xã hội tuy ảo nhưng thật, đôi khi những cái like (thích), share (chia sẻ) hay comment (bình luận) có thể giết chết người. Những sự việc nữ sinh tự tử vì không chịu nổi áp lực từ mạng xã hội là minh chứng rõ ràng. Chính vì vậy cần cẩn trọng trong cách hành xử khi tham gia mạng xã hội”.                                                                                        
        Pơtao Apui

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét