Chăn chặn tình trạng tự tử tại Phú Thiện bằng cách nào?

Trong vòng 5 năm (từ 2012-2016), trên địa bàn 3 tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk và Kon Tum) đã có hơn 2.259 trường hợp tự tử. Do nhận thức nông cạn, nhiều người dễ dàng tìm đến cái chết như một cách giải thoát. Vấn đề đặt ra là đẩy lùi tình trạng tự tử tại đây bằng cách nào?
Theo kết quả Dự án điều tra cơ bản năm 2017 của Ủy ban Dân tộc về đề tài “Điều tra thực trạng tình hình tự tử trong đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh Tây Nguyên”, trong vòng 5 năm (từ 2012-2016), trên địa bàn 3 tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk và Kon Tum) đã có hơn 2.259 trường hợp tự tử. Trong đó, tỉnh Gia Lai chiếm tỷ lệ cao nhất với gần 1.500 trường hợp, tiếp theo là tỉnh Đắk Lắk với gần 700 trường hợp và tỉnh Kon Tum với gần 200 trường hợp. Thống kê qua từng năm cho thấy, hiện tượng tự tử có xu hướng gia tăng qua các năm ở tất cả các tỉnh và các địa bàn khảo sát.
Chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ nhưng hàng nghìn người ở vùng này đã tự tìm đến giải pháp cực đoan là tự tử, để lại hậu quả không nhỏ cho người thân, xã hội. Hiện tượng tự tử diễn ra tập trung ở một số dân tộc thiểu số như Ba-na, Gia-rai, Ê-đê, Xê-đăng...

Trong đó, dân tộc Ba-na tại tỉnh Gia Lai có số lượng người tự tử cao nhất (757 trường hợp), tiếp đến là dân tộc Gia-rai tại tỉnh Gia Lai (666 trường hợp) và dân tộc Ê-đê tại tỉnh Đắk Lắk (302 trường hợp). 
Trong thời gian qua, tình hình tự tử liên quan đến người DTTS  trên địa bàn huyện Phú Thiện có chiều hướng gia tăng. Qua công tác thống kê trong 04 tháng đầu năm 2018 đã xảy ra 06 vụ tự tử, làm chết 06 người (02 nữ, 04 nam). Độ tuổi chủ yếu từ 20 đến 50 tuổi, trong đó chủ yếu là người DTTS (dân tộc Jrai 05, dân tộc Nùng 01). Thống kê qua từng năm cho thấy, hiện tượng tự tử có xu hướng gia tăng qua các năm. Do nhận thức nông cạn, nhiều người dễ dàng tìm đến cái chết như một cách giải thoát. 
Nguyên nhân các trường hợp tự tử được xác định chủ yếu xuất phát với những lý do hết sức đơn giản như: các nạn nhân đều uống rượu, không làm chủ được hành vi của mình, trong lúc uống rượu cãi nhau gây mâu thuẫn giữa vợ - chồng, cha mẹ và con cái không được giải quyết kịp thời dẫn đến tự tử; một số nạn nhân có tinh thần không ổn định, bi quan trong cuộc sống, dẫn đến chán nản và tìm đến cái chết. Sự nhận thức, trình độ học vấn của một bộ phận quần chúng nhân dân còn hạn chế. Phong tục tập quán lạc hậu....

Hiện tượng tự tử ít xảy ra ở những khu vực trung tâm, chủ yếu diễn ra ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế kém phát triển. Trình độ nhận thức, dân trí và hiểu biết của người dân được xem là một trong những yếu tố tác động đến vấn đề tự tử, trình độ học vấn, dân trí càng cao càng ít thấy tự tử và ngược lại. Người tự tử thường chọn cách kết thúc cuộc sống bằng thắt cổ hoặc uống thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Hầu hết những trường hợp tự tử bằng cách uống thuốc diệt cỏ cháy đều không qua khỏi vì loại thuốc này có lượng độc chất rất lớn. Thuốc này khi uống vào phá hoại lục phủ ngũ tạng của người bệnh. Không có cách nào cứu chữa được. 

Thiết nghĩ để hạn chế được tình trạng tự tử liên quan đến người DTTS trên địa bàn huyện trong thời gian tới cấp ủy, chính quyền địa phương cần làm tốt một số công tác như: Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở cấp huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”, lồng ghép và đưa các nội dung về xây dựng nếp sống văn minh; xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước cộng đồng nhằm từng bước vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa, hạn chế nạn tự tử thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Cấp  ủy, UBND các xã, thị trấn cần phát huy hiệu quả hoạt động của các Tổ hòa giải tại các thôn, làng, Tổ dân phố để kịp thời phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn không để mâu thuẫn kéo dài dẫn đến các trường hợp tự tử xảy ra. Tăng cường công tác tuyên truyền quản lý theo mô hình dòng họ, gia đình để họ là cầu nối trong công tác tuyên truyền, giáo dục cho các thành viên trong gia đình, dòng họ nâng cao nhận thức, sống có ích cho gia đình, dòng họ và xã hội. Đồng thời phát huy hơn nữa vai trò của các già làng, trưởng bản, người uy tín trong cộng đồng để họ cùng chung tay kéo giảm vấn nạn tự tử.

Thường xuyên gần dân, sát dân để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của dân để kịp thời ngăn chặn nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường; rà soát lại các chế độ chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, chăm lo đời sống cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh tuyên truyền từng bước xóa bỏ các tập tục lạc hậu như: tục phạt vạ, tảo hôn, không làm giấy khai sinh cho con, không đăng ký kết hôn, ma lai-thuốc thư

 Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, phòng chống tác hại của rượu bia có ảnh hưởng đến sức khỏe con người và đời sống xã hội. 
Mẹ chết, cha tự tử, 7 năm qua, A Đưng (áo xanh thứ 2 từ trái qua) đã lam
 lũ kiếm tiền nuôi các em (Ảnh minh họa)


Nói gề vấn đề này Bà Nguyễn Thị Tư - Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số, Ủy ban Dân tộc cho biết: “Nguyên nhân của các trường hợp tự tử ở Tây Nguyên rất đa dạng nhưng được chính quyền địa phương xác định chủ yếu xuất phát từ mâu thuẫn gia đình với những lý do hết sức đơn giản và nhỏ nhặt. Nếu như tuyên truyền là giải pháp thường xuyên phải duy trì với các hình thức dễ tiếp thu, không ngừng đổi mới, phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên thì giáo dục kỹ năng sống được xem là giải pháp mang tính lâu dài; song song với hàng loạt biện pháp bổ trợ quan trọng khác trực tiếp ngăn chặn sự gia tăng của tình trạng tự tử như: kiểm soát chất lượng rượu, tình trạng uống rượu của bà con hoặc đẩy nhanh việc cấm bán các loại thuốc bảo vệ thực vật gây tử vong cao… sẽ góp phần đẩy lùi tình trạng tự tử tại Tây Nguyên”.

Sùng A Pèo@ sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét